Kè sông Mã và mố cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) bị sụt lún: Tìm phương án khắc phục

GD&TĐ - Do ảnh hưởng của đợt lũ lụt hồi đầu tháng 9, hệ thống đê kè ven sông Mã xuất hiện nhiều điểm sụt lún, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực mố cầu Hàm Rồng. Ngành chức năng của tỉnh này đang rốt ráo tìm phương án khắc phục.

Đê kè sông Mã bị sụt lún nghiêm trọng tại khu vực hạ lưu cầu Hàm Rồng
Đê kè sông Mã bị sụt lún nghiêm trọng tại khu vực hạ lưu cầu Hàm Rồng

Sạt lở nghiêm trọng

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa (quản lý cầu Hàm Rồng), đơn vị này phát hiện hiện tượng sụt lún khu vực mố cầu Hàm Rồng từ ngày 4/9. Những ngày sau đó, tình trạng sụt lún ở khu vực này càng trở nên nghiêm trọng. Đến ngày 12/10, nhiều vết lún sụt dài tới 25m, vết nứt rộng từ 0,3 đến 1,2m được ghi nhận tại khu vực chân cầu Hàm Rồng.

Ngoài mố cầu Hàm Rồng, khu vực đê kè sông Mã phía hạ lưu cầu (bờ hữu sông Mã) cũng bị sụt lún nghiêm trọng. Sau khi phát hiện sự việc này, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa cũng đã tiến hành kiểm tra. Kết quả cho thấy, đoạn kè bị sạt lở, sụt lún tương ứng với đoạn từ K39+484 - K39+534, đê hữu sông Mã. Cung sụt có chiều sâu từ 0,2 - 2m; điểm sụt gần nhất cách chân đê sông Mã 3,9m; phần cơ đá chân kè sạt lở từ 1 - 2m, chiều dài 27m.

Theo đánh giá của ngành chức năng, nguyên nhân của sạt lở công trình đê kè sông Mã tại khu vực hạ lưu cầu Hàm Rồng được cho là do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ năm 2017 và 2018. Hiện nay, tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu tính từ chân cầu Hàm Rồng đến ngã ba Trần Hưng Đạo, (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), đoạn đê này có chiều dài gần 1,4 km.

Tìm phương án xử lý

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Lê Xuân Giang – Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa - cho biết: Sau khi phát hiện tình trạng sụt lún ở khu vực đê kè bờ hữu sông Mã tại khu vực hạ lưu cầu Hàm Rồng, Sở NN&PTNT đã đề nghị UBND phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa cắm cọc tiêu, lập hàng rào, biển báo và thông báo rộng rãi cho nhân dân biết khu vực nguy hiểm. Đồng thời, cấm người và tàu thuyền lại gần khu vực sạt lở. Các đơn vị quản lý đê điều tiếp tục tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của sụt lún, chuẩn bị vật tư, nhân lực và phương tiện để kịp thời xử lý tình huống xấu có thể xảy ra.

“Sở NN&PTNT Thanh Hóa đang giao Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tiếp tục khảo sát, để đưa ra hướng điều chỉnh, sửa chữa công trình này”- ông Giang cho hay.

Trước đó, năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng (do Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa làm chủ đầu tư) để cải tạo, nâng cấp tuyến kè này. Dự án hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên, chỉ sau đó khoảng 1 năm, đoạn kè gần khu vực chân cầu Hàm Rồng (liền kề khu vực đang bị sạt lở) đã bị sạt lở, hư hỏng với mức độ ngày càng trầm trọng.

Đến tháng 5/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Xây dựng Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giám định nguyên nhân sự cố sụt lún. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng vừa phê duyệt dự án điều chỉnh, sửa chữa công trình đê hữu sông Mã với số tiền hơn 34 tỷ đồng.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.