Kinh tế và Kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay: Những vấn đề đặt ra

GD&TĐ - Ngày 16/11/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức tọa đàm khoa học “Kinh tế và Kinh doanh Nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay: Những vấn đề đặt ra”.

Tọa đàm khoa học “Kinh tế và Kinh doanh Nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay: Những vấn đề đặt ra”.
Tọa đàm khoa học “Kinh tế và Kinh doanh Nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay: Những vấn đề đặt ra”.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Kinh tế Nông nghiệp là một trong những ngành đầu tiên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo từ khi trường được thành lập năm 1956.

Trong giai đoạn phát triển mới, nền kinh tế nông nghiệp đã và đang bước vào quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ đặt ra nhiều thách thức trong việc phát triển nông nghiệp xanh dựa trên 3 trụ cột: kinh tế - xã hội – môi trường.

GS Phó Hiệu trưởng hy vọng buổi tọa đàm sẽ nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, trao đổi về những vấn đề đặt ra của nền kinh tế và kinh doanh nông nghiệp hiện nay. Đồng thời những tham luận, ý kiến tại tọa đàm sẽ là cơ sở để nhà trường cập nhật, xây dựng những định hướng cơ bản trong việc đào tạo ngành kinh tế và kinh doanh nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để hoạt động đào tạo của nhà trường luôn gắn kết và đáp ứng được yêu cầu thực tế tại các doanh nghiệp cũng như các cơ quan nghiên cứu.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi tọa đàm.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi tọa đàm.

Tại tọa đàm, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ về những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xanh thích ứng với bối cảnh mới.

Theo đó, để phát triển nền nông nghiệp xanh thì Việt Nam cần chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”; chuyển từ theo đuổi giá trị gia tăng sang vừa tạo ra giá trị gia tăng, vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã hội, chi phí môi trường; 

Cùng với đó, chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao” sang “nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”; chuyển từ “chuỗi liên kết cung ứng nông sản” sang “ chuỗi liên kết giá trị ngành hàng”; chuyển từ “phát triển đơn ngành” sang mục tiêu “phát triển tích hợp liên ngành”, từ mục tiêu “đơn giá trị” sang mục tiêu “tích hợp đa giá trị”; chuyển từ phát triển dựa vào “Doanh nghiệp Dẫn đầu” sang kết hợp “Doanh nghiệp Dẫn đầu và Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Doanh nghiệp Khởi nghiệp”; chú trọng tạo dựng và phát triển đa dạng, bền vững hệ sinh thái.

GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm.

GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh cần chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp để hình thành hệ sinh thái kinh tế nông thôn; gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ bằng các mô hình “Cụm liên kết ngành trong nông nghiệp”, du lịch nông nghiệp nông thôn; khởi tạo chuyển đổi số một cách phù hợp trong nông nghiệp, nông dân; quản lý bài bản, khoa học các khâu canh tác, sản xuất, thu hoạch, phân phối.

Buổi tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các lãnh đạo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và đại diện các doanh nghiệp. Đây sẽ là những thông tin quan trọng, là cơ sở trong việc cập nhật những chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp và Kinh doanh nông nghiệp của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.