Kinh tế thị trường và quan hệ thầy - trò

Kinh tế thị trường và quan hệ thầy - trò

Và dân quê tôi còn truyền tụng câu chuyện: Viên tri huyện huyện nhà bắt Ông cụ tuổi cao sức yếu vốn là thầy dạy thuở đồng ấu của Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, đi xem mạch cho người bệnh, không được nằm cáng qua trước huyện đường, mà phải lội tắt trên ruộng. Một dịp từ Kinh đô Huế về quê, Hoàng Giáp kính thỉnh thầy tới nhà. Viên tri huyện, theo lệ, cũng tới bái yết đại quan. Bất ngờ, kinh ngạc, hốt hoảng ông ta thấy bề trên đang ngồi chiếu dưới hầu trà ông già mình đã bắt lội ruộng. Biết được chuyện, vị đại quan nhẹ nhàng dạy bảo: Đây là thầy của ta, mà không chỉ vì thế, về sau ngươi không được vô lễ với người cao tuổi! Viên tri huyện và người quê tôi được bài học nhớ đời!

Tôi được biết, ngày mới hòa bình sau chống Pháp, trong một cuộc họp Ngành Giáo dục toàn miền Bắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là khách mời danh dự ngồi trên hàng ghế Chủ tịch đoàn, bỗng nhận ra người thầy dạy mình hồi Tiểu học ngồi ở dưới, ông liền bỏ chỗ xuống vấn an, rồi sau đó rước thầy về nhà, lo bồi bổ sức khỏe tuổi già cho Cụ.

Còn Truyền thuyết nước ta có câu chuyện lạ, thật cảm động: thầy Chu Văn An có hai học trò là con trai của Long Vương; năm ấy trời đại hạn, dân chúng điêu đứng, vâng lời thầy hai trò cưỡng mệnh trời, hóa phép biến mực thành mây làm mưa cứu muôn dân, phải nhận sự trừng phạt là cái chết. Trong đạo Thiền, có sự phân biệt thật sâu sắc giữa thầythầy giáo. thầy giáo là người giảng giải sách vở, kiến thức. Còn thầy, vượt xa thế, như Chu Văn An, do chứng nghiệm lẽ đời, truyền đến được “đạo” – cái đã vượt ra ngoài sắc tướng cụ thể. Từ đó, chúng ta suy ra: thầy là thế! trò là thế!

Ở Việt Nam ta, những năm 80 thế kỷ trước đến bây giờ, câu chuyện nhà trường, thầytrò thật lắm sự tình! Đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực đàm luận, cắt nghĩa, lý giải, đề xuất, định hướng...Nhưng, chưa đâu vào đâu. Theo chúng tôi, một nguyên lý và thực tiễn cần nhận rõ rằng: dù quan hệ thầytrò là quan hệ loại biệt, đặc thù, nhưng nó không nằm ngoài quan hệ xã hội. Những “sang chấn” trong quan hệ thầytrò hiện ra trước mắt là phản ánh những va đập theo chiều hướng tha hóa giữa người và người trên đất nước ta.

Vấn đề chúng tôi đặt ra ở đây là: nền kinh tế thị trường và theo đó, giao lưu hội nhập quốc tế có phải là một nguyên nhân trọng yếu làm sa sút, xấu đi quan hệ thầytrò như nhiều bài báo, nhiều người lý giải hay cảnh báo, lo lắng??? Phải nói ngay rằng: Không phải! Bởi về phương diện tiến trình phát triển xã hội, cho đến ngày nay, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế là sự diễn tiến đúng quy luật, nghĩa là bình thường (trái bất thường), là tự nhiên (trái không tự nhiên). Nó chẳng những không cản trở, mà còn là động lực và mở ra triển vọng đi tới phía trước cho Giáo dục, trong đó có quan hệ thầytrò.

Tăng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (Ảnh st)
Tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (Ảnh st)

Về lý luận, Kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế tạo nguồn lực phát triển giáo dục,   nó đòi hỏi đào tạo mẫu người thực sự có năng lực Người, bao hàm trong đó có cả Tài và Đức. Vậy thì làm sao không cần, không tôn quí những người thầy (chứ không chỉ là thầy giáo!). Trong một cơ chế tự nhiên vận hành như thế, sự xuất hiện quan hệ thầytrò lành mạnh, cao cả ấy là tất yếu!

Về thực tế, trong các nền Giáo dục tiên tiến trên thế giới và khu vực, quan hệ thầy – trò không hề nhuốm vị “hôi tanh” của đồng tiền, mà chính nó trở thành lực lượng xúc tiến tốt đẹp cho Giáo dục – Đào tạo. Tôi có thời gian không được dài, nhưng không quá ngắn ở mấy nước châu Âu và Singapo, thấy đạo thầy – trò ở đó, dĩ nhiên có nét đặc thù của khu vực, nhưng rất lành mạnh.

Chung quanh chuyện thành Tài của Giáo sư Ngô Bảo Châu ở trên đất Pháp và Mỹ, ta được biết Nhà Toán học trẻ Việt Nam do có được những ông thầy dù khác quốc tịch, khác màu da, khác trình độ kinh tế mà rất cao quí. Rõ ràng Kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế không hề có tội tình chi, ngược lại tạo cơ hội mới thúc đẩy, làm đẹp thêm quan hệ thầy – trò trong truyền thống tôn Sư trọng Đạo của người Việt ta. Vậy còn lại là vấn đề, là đoạn chỉ rối lớn của Giáo dục Việt Nam: Làm sao “thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường” (Phạm Văn Đồng). Đây là bài toán khó, chưa giải được của cả Xã hội ta, của Ngành Giáo dục Việt Nam ta.

Giữa quan hệ thầytrò trong Giáo dục - Đào tạo và quan hệ người – người trong xã hội có mối tương tác. Quan hệ người – người rõ ràng, trong sáng, ở đó chân lý, lẽ phải được tôn quí thì quan hệ thầytrò mới cao đẹp, bền vững. Ngược lại, quan hệ thầytrò tốt đẹp sẽ góp phần tạo ra quan hệ xã hội giữa người và người thêm phần tốt đẹp.

  NGƯT. Lê Thái Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ