Nội dung tích hợp phong phú
Cô Lê Thị Hà - Giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) - cho rằng: Khi dạy kiến thức Hóa học bất kể lĩnh vực nào, từ cấu tạo nguyên tử, phương trình hóa học, điều chế và thu khí, tính chất vật lí của các chất, dung dịch, … đều liên quan nhiều đến kiến thức Vật lí;
Các kiến thức về Hóa hữu cơ như lipit, gluxit, protein, … lại liên quan đến kiến thức Sinh vật;
Kiến thức về phân bón hóa học, ứng dụng của canxi hidroxit,… có liên quan đến môn Công nghệ (Kỹ thuật nông nghiệp);
Kiến thức có liên quan trong bài học như chống ô nhiễm môi trường nước, chống ô nhiễm môi trường không khí, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, dầu mỏ, nhiên liệu … đều liên quan đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và liên hệ với lĩnh vực kinh tế - xã hội, giúp học sinh thấy việc học của rất gần gũi với thực tế và đời sống hàng ngày.
Cô Lê Thị Hà cho rằng, nếu giáo viên biết cách sử dụng những câu hỏi tích hợp sẽ làm học sinh chủ động huy động tối đa kiến thức của mình ở các lĩnh vực để trả lời câu hỏi.
Vậy, khi kiến thức xuất hiện sự liên môn với nhau, đòi hỏi việc dạy học cũng cần liên môn, đặc biệt đối với môn khoa học thực nghiệm như Hóa học.
Tuy nhiên, điều có còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kiến thức xã hội của người giáo viên.
Kinh nghiệm với bài dạy học tích hợp
Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi người học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết 1 công việc hoặc một phần công việc chuyên môn cụ thể, góp phần hình thành năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp của họ.
Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, theo cô Lê Thị Hà, người giáo viên không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành năng lực.
Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết tình huống nghề nghiệp.
Bài dạy tích hợp liên quan đến các thành phần sau: Chương trình đào tạo, mô đun giảng dạy, giáo án tích hợp, đề cương bài giảng theo giáo án, đề kiểm tra và các mô phỏng, bản vẽ, biểu mẫu sử dụng trong bài giảng. Trong đó, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất.
Vì vậy, để tổ chức dạy học tích hợp thành công, giáo viên phải biên soạn được giáo án tích hợp phù hợp với trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo thời gian và nội dung theo chương trình khung đã quy định.
Cô Lê Thị Hà lưu ý: Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tình huống nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và cấu trúc đặc thù. Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt để người học thông qua hoạt động mà tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ đối với lao động nghề nghiệp và cuộc sống.
Nội dung thực hiện bài học trong giáo án tích hợp được cô Lê Thị Hà chia sẻ như sau:
TT | Nội dung | Hoạt động dạy học | Thời gian | |
Hoạt động | Hoạt động học sinh | |||
1 | Dẫn nhập: | Lựa chọn các hoạt động | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | |
2 | Giới thiêu chủ đề: | |||
- Tên bài học: + Hoạt động 2 | Lựa chọn các hoạt động | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | ||
3 | Giải quyết vấn đề | |||
1. Hoạt động 1 | Lựa chọn các hoạt động | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | ||
………………………………. | ||||
n. Hoạt động n (công việc n) | Lựa chọn các | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | ||
4 | Kết thúc vấn đề | Lựa chọn các hoạt động | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | |
5 | Hướng dẫn tự học | |||
- Hướng dẫn các tài liệu liên quan đến nội dung của bài học để học sinh tham khảo. | Lựa chọn các hoạt động | Lựa chọn các hoạt động phù hợp |
“Trong thời gian giảng dạy ở trường, có nhiều hồ sơ dạy học tôi vận dụng tư tưởng tích hợp một số môn học trong dạy học Hóa học.
Nội dung tích hợp có thể kết hợp để giải thích định nghĩa, giải thích hiện tượng thí nghiệm, tính chất vật lý của các chất cụ thể, điều chế chất, hoặc những nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường như: Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm; vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm nguồn nước; cho HS làm dự án về biện pháp xử lý nước bị nhiễm sắt…
Trong các giáo án, tôi đã tích hợp giữa dạy lý thuyết với kỹ năng thực hành và kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, tích hợp Hóa học với một số môn học như Vật lý, Sinh học, Công nghệ và Giáo dục công dân”
Cô Lê Thị Hà