Kiêng lửa
Theo nghĩa chữ Hán, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn. Tết Hàn thực là ngày Tết ăn đồ lạnh. Do đó, vào ngày này, người dân Trung Quốc thường kiêng lửa, kiêng nấu nướng mà chỉ dùng những đồ ăn nguội.
Tuy nhiên ở Việt Nam, hoạt động nấu nướng vẫn diễn ra bình thường vào tết Hàn thực. Việc kiêng lửa được tượng trưng bằng việc ăn món nguội là bánh trôi và bánh chay.
Kiêng ăn mặn, sát sinh
Vào ngày này, các món chay được khuyến khích sử dụng hơn là các món mặn. Đây là ngày tạ ơn và tưởng nhớ đến cội nguồn. Việc không sát sinh sẽ giúp các linh hồn người đã mất được dễ dàng siêu thoát. Nó vừa giúp gia chủ tích đức, vừa thể hiện được tấm lòng thành kính với tổ tiên.
Kiêng tranh chấp, cãi vã
Việc tranh chấp, cãi vã giữa người thân trong nhà nếu tránh được thì nên tránh, đặc biệt trong ngày Tết Hàn Thực.
Nếu có xảy ra vấn đề gì, mọi người nên ngồi lại với nhau bàn bạc và tìm cách hòa giải, tránh để xảy ra xích mích.
Đặc biệt, mọi người nên tránh dùng những từ ngữ xui xẻo sẽ khiến không khí gia đình trở nên nặng nề.
Kiêng cúng linh đình
Phong tục trong ngày Tết Hàn thực đó là đồ ăn lạnh, đồ cúng người đã khuất cần sự thanh đạm, không quá cầu kỳ tốn kém.
Vì vậy việc tổ chức linh đình, mâm cao cỗ đầy nên tránh mà chỉ cần mâm lễ đơn giản, thành tâm cúng lễ, làm điềm lành mà thôi.
Kiêng chuyển nhà
Việc di chuyển nhà vào ngày lễ Tết Hàn thực khiến cho vong linh người mất bị xáo trộn, không tốt. Bởi lẽ, theo quan niệm, sau khi ai đó qua đời, vong linh của họ sẽ theo sát người thân trong gia đình.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!