Kiểm định chất lượng giáo dục là quá trình liên tục

GD&TĐ - Kiểm định chất lượng giáo dục là quá trình liên tục, đòi hỏi đầu tư thực chất, tâm huyết và phối hợp nhiều yếu tố.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Trường ĐH Vinh) trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Dược học trình độ đại học.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Trường ĐH Vinh) trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Dược học trình độ đại học.

Ngày 24/5, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo danh mục đào tạo chuyên khoa ngành Y học cổ truyền và công bố quyết định, trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Dược học trình độ đại học.

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, kiểm định chất lượng là công việc quan trọng. Thông qua hoạt động này sẽ biết được ưu, nhược điểm cũng điểm mạnh, điểm yếu; từ đó phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển chương trình đào tạo nói riêng, cơ sở đào tạo nói chung một cách bền vững.

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam phát biểu tại chương trình.

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam phát biểu tại chương trình.

Phát biểu tại chương trình, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, kiểm định chất lượng giáo dục là quá trình liên tục, đòi hỏi cơ sở giáo dục đại học đầu tư thực chất, tâm huyết và cần phối hợp bởi nhiều yếu tố.

Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng là sự khởi đầu của giai đoạn mới. Đó vừa là động lực, vừa là thách thức để Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam tiếp tục phấn đấu, không ngừng phát triển.

“Học viện sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện để sớm nhận được Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cho toàn bộ chương trình đào tạo” - PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương bày tỏ.

GS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu.

GS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu.

Hiện, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đào tạo 3 mã ngành trình độ đại học gồm: Y học cổ truyền, Y khoa và dược học; 1 chương trình liên kết với ĐH trung Y Dược Thiên Tân của Trung Quốc và 7 mã ngành trình độ sau đại học.

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy cho hay, năm 2022, Học viện là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của Việt Nam được Bộ Y tế ủng hộ mở 2 ngành: CKI Châm cứu và CKI dược liệu – dược học cổ truyền theo hướng đào tạo chuyên môn chuyên sâu về lĩnh vực dược tại các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền. Đây là chuyên khoa đầu tiên của ngành y học cổ truyền, được tuyển sinh khoá đầu tiên vào năm 2023.

Học viện được Bộ Y tế tin tưởng giao đầu mối xây dựng chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam, chuẩn chương trình đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại học, danh mục các trang thiết bị trong phòng thực hành đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại học, định mức kỹ thuật trong đào tạo ngành y học cổ truyền.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Trong khuôn khổ của chương trình đã diễn ra hội thảo góp ý dự thảo danh mục đào tạo chuyên khoa ngành Y học cổ truyền.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe một số tham luận như: định hướng về đào tạo và sử dụng nhân lực ngành y học cổ truyền trình độ đại học, sau đại học; thực trạng khám chữa bệnh chuyên sâu ngành Y học cổ truyền, y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại tại Việt Nam; đào tạo cấp bằng đại học, sau đại học về y dược cổ truyền tại Trung Quốc, Hàn Quốc; thực trạng đào tạo sau đại học ngành y học cổ truyền tại Việt Nam; dự thảo danh mục đào tạo chuyên khoa ngành y cổ truyền.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, đào tạo nhân lực y học cổ truyền trình độ sau đại học chưa theo hướng đa ngành nên chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Phần lớn các trường đào tạo 1 mã ngành sau đại học y học cổ truyền. Do đó, cần có nghiên cứu tổng quan và kinh nghiệm quốc tế; đồng thời căn cứ vào thực tiễn của hệ thống y học cổ truyền của Việt Nam cũng như xu hướng quốc tế để đề xuất các quy định về đào tạo chuyên khoa ngành y học cổ truyền sao cho phù hợp và khả thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.