Kịch bản nào cho Ukraine khi Quân đội Nga đã thích nghi với HIMARS?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc Quân đội Nga tìm ra cách đối phó với tổ hợp HIMARS khiến Lực lượng vũ trang Ukraine phải suy tính phương pháp tấn công thông qua vũ khí mới.

Kịch bản nào cho Ukraine khi Quân đội Nga đã thích nghi với HIMARS?

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ấn bản The Economist của Anh, Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine - Đại tướng Valery Zaluzhnyi đã đưa ra một thông báo quan trọng liên quan đến HIMARS.

Nhờ các cuộc tấn công bằng tên lửa GMLRS ở tầm bắn tới 70 - 80 km vào vị trí đối phương, vũ khí này đã trở thành công cụ thay đổi cuộc chơi trên chiến trường và có thể chống lại ưu thế áp đảo về số lượng của pháo binh Nga.

Nhưng vấn đề là bây giờ Quân đội Nga đã thích nghi với nó: "Họ đã di chuyển đến một khoảng cách mà HIMARS không thể tiếp cận được nữa. Và chúng tôi không có bất cứ thứ gì tầm xa hơn", ông Zaluzhnyi cho biết.

Chỉ hai câu nói nhưng một loạt vấn đề đã được tiết lộ. Đầu tiên, Quân đội Nga đã thực sự có khả năng tổ chức hậu cần từ các kho hàng ở xa, nằm sâu hơn 80 km so với tiền tuyến.

Tất nhiên điều này gây khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi phải vận chuyển nhiều hơn, tạo ra một mạng lưới kho dã chiến rộng khắp với nguồn cung cấp đạn dược tối thiểu, nhưng ngay cả trong điều kiện này, Quân đội Nga vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công bằng pháo binh.

Thứ hai, việc tích cực sử dụng HIMARS đã trở thành một yếu tố quan trọng trong hành động của Ukraine nhằm chống lại Quân đội Nga, không chỉ các kho đạn bị đốt cháy mà còn những sở chỉ huy và trung tâm liên lạc cũng bị tấn công.

Điều này làm gián đoạn hệ thống liên lạc và quản lý của Nga. Nhưng xét về mọi mặt, Ukraine đang ngày càng gặp khó trong việc tập kích các kho tàng, bến bãi hay điểm trú quân bằng tên lửa GMLRS trang bị cho tổ hợp pháo phản lực dẫn đường HIMARS.

HIMARS chính là yếu tố làm "mềm" khả năng phòng thủ của Nga, nhưng gần đây nó đã hoạt động kém hiệu quả hơn so với thời điểm mới xuất hiện. Tuy vậy trong mọi trường hợp, thời gian mà quân Nga cần để thích nghi đã được Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng hiệu quả nhất có thể.

Đặc biệt cần xem xét đó là HIMARS đã được sử dụng cho các cuộc tấn công cấp chiến thuật, mặc dù nó được tạo ra cho nhiệm vụ đơn giản hơn nhiều.

Để duy trì ưu thế của HIMARS, trong tình huống này, Ukraine cần có một giải pháp thay thế cho các tên lửa GMLRS với độ chính xác cao, có tầm bắn xa hơn nhưng đồng thời cũng không kém phần đồ sộ.

Tên lửa GMLRS-ER có thể là giải pháp nâng cấp sức mạnh cho tổ hợp HIMARS của Ukraine
Tên lửa GMLRS-ER có thể là giải pháp nâng cấp sức mạnh cho tổ hợp HIMARS của Ukraine

Tất nhiên ý nghĩ đầu tiên sẽ hướng tới tên lửa ATACMS. Nhưng bên cạnh chúng còn có một số vũ khí tầm xa khác. Ví dụ, GMLRS-ER là phiên bản cập nhật của loại đạn tiêu chuẩn dành cho HIMARS, có tầm bắn gấp đôi, lên tới 150 - 160 km. Nhưng vấn đề là lần ra mắt thử nghiệm đầu tiên của nó chỉ diễn ra vào tháng 10/2022.

Một giải pháp thay thế cho GMLRS-ER là sự phát triển của Boeing và Saab - sự kết hợp giữa động cơ phản lực từ rocket không điều khiển M26 và bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB-I. Kết quả là một phương tiện tiêu diệt mục tiêu có độ chính xác cao ở cự ly lên tới 160 km được gọi là GLSDB đã ra đời.

Nhưng một lần nữa, việc sản xuất GLSDB có thể không bắt đầu cho đến đầu năm 2023. Và cũng nên hiểu rằng khởi động chế tạo hàng loạt có nghĩa là tốc độ sẽ không lên tới vài nghìn quả đạn mỗi tháng.

Tiếp theo trong bảng xếp hạng là AGM-154 JSOW, việc tích hợp chúng dưới cánh của các máy bay chiến đấu thời Liên Xô dường như không khác lắm so với việc gắn bom JDAM - theo thông tin không chính thức, sẽ sớm được chuyển giao cho Ukraine, phạm vi hoạt động của nó lên tới 110 km.

Do đó tên lửa hành trình phóng từ trên không là một sự thay thế hoàn toàn hợp lý cho cả ATACMS. Ngoài ra còn có SLAM-ER đã được đề cập, hay mạnh hơn nữa là AGM-158 JASSM, hoặc Storm Shadow (hay còn gọi là SCALP). Đây có thể là vũ khí thay thế HIMARS được Quân đội Ukraine sử dụng tạo ưu thế trên chiến trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.