Kí kết hợp tác chương trình ưu đãi cho đoàn viên, người lao động ngành giáo dục

GD&TĐ -Chiều 25/7, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã có lễ kí kết thỏa thuận hợp tác về chương trình ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành giáo dục với hai đối tác gồm Tổng công ty dịch vụ viễn thông-VNPT và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển mạng lưới hữu nghị-FNC.  

Lễ kí kết được diễn ra rất trang trọng
Lễ kí kết được diễn ra rất trang trọng

Phát biểu tại Lễ kí kết, TS.Vũ Minh Đức, Chủ tịch công đoàn Giáo dục Việt Nam gửi lời cảm ơn tới các doanh nghiệp đã có thiện chí cùng kí kết để chăm lo cho đời sống các đoàn viên, người lao động ngành GD. Qua đây công đoành giáo dục Việt Nam cam kết với các doanh nghiệp, sẽ tiếp tục vận động và giới thiệu quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của quý công ty trong thỏa thuận của lễ kí kết hôm nay để cán bộ GV, HS, các trường học được tiếp cận, sử dụng trong thời gian tới.  

Bức tranh của VNPT tặng Công đoàn Giáo dục Việt Nam được xếp từ các con tem
 Bức tranh của VNPT tặng Công đoàn Giáo dục Việt Nam được xếp từ các con tem

Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Tổng GĐ Tổng công ty dịch vụ viễn thông chia sẻ- VNPT rất vinh dự được công ngành chọn là đối tác đồng hành cùng phát triển vì sự nghiệp GD của đất nước. Qua lễ kí kết, VNPT cam kết, sẽ phấn đấu để đem lại sự tiện ích không chỉ dừng lại ở các dịch vụ như điện thoại, internet, email… mà nó là một giải pháp tổng thể với các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, hiệu quả nhất, chi phí thấp nhất cho các thầy các cô, góp phần để  đem tri thức đến cho mọi người được tốt và hiệu quả hơn.

Tại lễ ký kết VNPT và FNC, mỗi doanh nghiệp đã trao 30 triệu đồng cho một trường tiểu học tại huyệnTrạm Tấu-Yên Bái bị thiệt hại nặng nề sau bão lũ. Dự lễ kí kết, đại biểu còn được lắng nghe bài nói chuyện với chủ đề Giáo dục-giáo viên Việt Nam trước thách thức của cuộc cách mạng CN 4.0 của chuyên gia nổi tiếng Nguyễn Hữu Thái Hòa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ