Từ các kích cỡ nhỏ như chuột chù, những động vật này giờ đã trở nên cực lớn và việc này diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Trong số đó có những con vật lớn như loài tê giác không sừng là Indricotherium cao 5,4 mét.
Tiến sĩ Jessica Theodor, từ trường ĐH Galgary in Canada, một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu có sự góp mặt của 20 nhà khoa học trên thế giới, nói: “Về cơ bản, những con khủng long biến mất và bỗng nhiên không có loài vật nào ăn cây cỏ. Đó là một nguồn thức ăn mở và những động vật có vú khác bắt đầu được thoải mái tận hưởng.”
Loài vật có vú lớn nhất sống trên cạn là Indricotherium và Deinotherium, có thể chúng đã vượt lên kích cỡ của một chú voi châu Phi |
Nghiên cứu trên đã xem xét vào thông tin hóa thạch của động vật có vú trên khắp thế giới và thấy rằng sau khi khủng long biến mất 65 triệu năm trước, các hệ sinh thái không mất nhiều thời gian để điều chỉnh lại. “Trong vòng 25 triệu năm, hệ sinh thái đã tự điều chỉnh tới một cực đại mới cho các động vật. Về phương điện địa chất thì đây là một khoảng thời gian ngắn”. Khi những động vật có vú chia sẻ Trái đất với những con khủng long, chúng không nặng hơn khoảng 10kg, nhưng sau khi khủng long tuyệt chủng, chúng mau chóng phát triển tới mức tối đa là 17 tấn.
Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng động vật có vú ở những vùng lạnh lẽo đã lớn nhanh nhất bởi vì động vật càng lớn thì càng giữ nhiệt tốt.
Hà Châu (Theo Mail Online)