Không thiết bị công nghệ cao nào có thể qua mắt được giám thị

GD&TĐ -Lãnh đạo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã giải đáp những thắc mắc về dùng các thiết bị công nghệ cao để gian lận trong thi cử và xây dựng ngân hàng đề thi.

Không thiết bị công nghệ cao nào có thể qua mắt được giám thị

Không gian lận nào có thể qua mắt giám thị

Về tình trạng dùng các thiết bị công nghệ cao để thực hiện các gian lận trong thi cử, ông Mai Văn Trinh- Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT)- khẳng định: Đây không phải câu chuyện mới mà từ những năm trước đã có.

Năm nay trong công tác chỉ đạo thi THPT quốc gia 2017, Ban chỉ đạo thi, Bộ Công an đã hướng dẫn kĩ cho các hội đồng thi, phổ biến đến tận điểm thi các kĩ năng để phát hiện gian lận bằng công nghệ cao.

Ông Trinh lí giải tại sao năm nay chỉ có 24 thí sinh trong 1 phòng thi: Với 24 học sinh trong phòng thi và 2 cán bộ coi thi sẽ rất dễ để phát hiện sự bất thường của các thí sinh.

Nếu cán bộ coi thi làm hết trách nhiệm của mình thì mọi diễn biến tâm lí không bình thường của học sinh sẽ được phát hiện.

Đây là giải pháp tốt để phòng ngừa và phát hiện gian lận bằng công nghệ cao trong thi cử vì không gian lận nào có thể qua mắt được giám thị.

Độ khó dễ giữa các đề thi là như nhau

Về quá trình xây dựng Ngân hàng đề thi, ông Sái Công Hồng - Phó cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm nay là năm đầu tiên chúng ta đổi mới công tác xây dựng ngân hàng đề thi theo chuẩn quốc tế từ đó xây dựng mã đề thi cho kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

Điểm khác với các năm trước là năm nay tất cả những câu hỏi này đã được thử nghiệm với học sinh lớp 12, qua đó biết độ dễ - khó của các câu hỏi trong thực tiễn.

Tháng 3 và tháng 4, đã thử nghiệm ngân hàng câu hỏi với khoảng 20.000 học sinh lớp 12. Sau đó, tiếp tục làm công đoạn thứ 2 là chuẩn hóa để cân bằng độ khó giữa các đề thi. Đề thi trắc nghiệm khách quan có 24 mã đề thi khác nhau, xuất phát từ 4 đề gốc.

Giải đáp những băn khoăn về “độ vênh” mức độ khó dễ giữa các đề, ông Hồng cho biết: Mức độ khó của các mã đề đều tương đương nhau vì đã được xây dựng từng bước theo công nghệ làm ngân hàng đề thi chuẩn hóa như của Hoa Kỳ.

Sau khi thử nghiệm, hội động rút đề thi theo ma trận tạo nên các mã đề thi khác nhau. Có thể cùng nội dung kiến thức, nhưng ở mỗi mã đề lại hỏi mức độ kỹ năng khác nhau. Do đó, chỉ khi phân tích điểm trung bình của các mã đề thi này thì chúng ta mới chứng minh rằng, độ khó của các đề thế nào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.