Không rõ bị rắn gì cắn, cô gái tay không bắt rắn mang đến bệnh viện

GD&TĐ - Sau khi bị một con rắn cắn nhưng không rõ loại rắn đã cắn mình là gì, cô gái tại Trung Quốc quyết định bắt nó mang đến bệnh viện để các bác sĩ biết và lựa chọn loại vắc xin giải độc phù hợp.
Không rõ bị rắn gì cắn, cô gái tay không bắt rắn mang đến bệnh viện

Sự việc xảy ra tại thành phố Kim Hoa (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), khi một cô gái 23 tuổi, với danh tính không được tiết lộ, đang đi bộ trên đường thì vô tình làm rơi điện thoại gần một bụi cây rậm rạp. Trong lúc cúi xuống để nhặt điện thoại, một con rắn bất ngờ trườn đến và cắn vào ngón trỏ của cô gái.

Sau khi bị cắn, cô gái bắt giữ con rắn và mang đến bệnh viện cho các bác sĩ nhận dạng

Sau khi bị cắn, cô gái bắt giữ con rắn và mang đến bệnh viện cho các bác sĩ nhận dạng.

Tuy nhiên thay vì hoảng sợ và bỏ chạy như phản ứng chung của nhiều người, cô gái này đã có phản ứng một cách nhanh chóng khi dùng tay không để bắt lại con rắn đã cắn mình và mang nó đến bệnh viện cho các bác sĩ nhận dạng và chọn loại thuốc giải độc phù hợp.

May mắn là các bác sĩ sau đó xác định con rắn không có độc. Cô gái chỉ bị một vết cắn nhỏ và chảy máu ở tay. Sau khi được băng bó, cô gái đã rời khỏi bệnh viện.

Cô gái cho biết sau khi rời khỏi bệnh viện cô sẽ trả tự do cho con rắn.

Một tay viết tờ khai, cô gái vẫn giữ chặt con rắn bằng tay còn lại

Một tay viết tờ khai, cô gái vẫn giữ chặt con rắn bằng tay còn lại

Mặc dù chỉ xuất hiện ở bệnh viện trong một thời gian ngắn nhưng cô gái này đã để lại ấn tượng mạnh đối với các bác sĩ và nhân viên y tế có mặt tại đây. Các bác sĩ cho biết cô ấy rất bình tĩnh, không hề tỏ ra hoảng sợ, tự tay điền vào tờ khai nhập viện trong khi một tay vẫn nắm chặt con rắn.

Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo những người nếu không may bị rắn cắn tuyệt đối không cố gắng bắt giữ con rắn như trường hợp của cô gái kể trên bởi vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ họ bị rắn cắn thêm một lần nữa, làm tăng khả năng nhiễm độc. Người bị rắn cắn chỉ nên nhớ các đặc điểm của rắn và mô tả lại các đặc điểm đó cho bác sĩ để có biện pháp chữa trị phù hợp.

Ukraine lấy gì để phản công mùa xuân?

Ukraine lấy gì để phản công mùa xuân?

GD&TĐ - Máy bay chiến đấu và xe tăng phương Tây cung cấp sẽ tới muộn nên Quân đội Ukraine sẽ gặp nhiều khó khăn trước Nga trong cuộc phản đầu mùa xuân.
Chị Quỳnh Liên và độc giả nhí đến thư viện

Thư viện yêu thương

GD&TĐ - Một tháng trở lại đây, trẻ em phố Hoàng Liên (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm) không còn tìm chỗ chơi trong những ngày cuối tuần...
Các đại biểu cắt băng khánh thành, chính thức khai trương Phố đi bộ Hai Bà Trưng. (Ảnh: Hoàng Hải).

Khai trương Phố đi bộ tại Huế

GD&TĐ - Phố đi bộ với mức đầu tư gần 100 tỷ đồng nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu đưa TP Huế trở thành điểm đến về đêm năng động, thú vị và đặc sắc.
Cắt amidan có gây suy giảm miễn dịch?

Cắt amidan có gây suy giảm miễn dịch?

GD&TĐ - Khi bác sĩ chỉ định cắt amiđan để bảo vệ sức khỏe, hầu hết người bệnh đều e ngại sợ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch hay các biến chứng sau phẫu thuật.