Không quy định cứng mức giờ chuẩn của giảng viên

Chia sẻ vềnhững điểm mới trong Thông tư 20, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáovà Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: Thông tư này đã bổ sung quy địnhcụ thể thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần (tương đương1.760 giờ hành chính) để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học,phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác, được xác định theonăm học sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.

Để phù hợp với năng lực giảng dạy, nghiên cứukhoa học của mỗi giảng viên, chiến lược phát triển của mỗi nhà trường, tăngcường thực hiện quyền tự chủ của các trường, Thông tư cũng quy định linh hoạtđịnh mức giờ chuẩn và nghiên cứu khoa học, giao thủ trưởng cơ sở giáo dục đạihọc căn cứ vào thực tế của đơn vị; mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường;đặc thù của môn học, ngành học để quyết định định mức giờ chuẩn của giảng viêntrong một năm học cho phù hợp.

"Thông tư khôngquy định cứng nhắc định mức giờ chuẩn của giảng viên trong một năm học; cânbằng các nhiệm vụ chính của người giảng viên. Theo đó, định mức giờ chuẩn được quy định có độ giãn từ 200 đến 350 giờ chuẩngiảng dạy. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học được mở rộng để quy định cụthể trong phạm vi cho phép về định mức giờ chuẩn, quy đổi ra giờ chuẩn và nhiệmvụ nghiên cứu khoa học theo định hướng hoạt động của cơ sở. Cơ sở giáo dục đại học tùy thuộc vào ngành đào tạo,chiến lược phát triển thành đại học định hướng nghiên cứu hay định hướng ứngdụng mà xác định định mức cho từng nhóm nhiệm vụ phù hợp…" – ông Hoàng Đức Minh cho hay.

Ngoài điểm mới nói trên,Thông tư 20 bổ sung,thống nhất định mức giờ chuẩn đối với một số trường hợp được bổ nhiệm chức vụlãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể theo quy định hiện hành; đốivới giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạohoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, công tác đảng, đoàn thể trong cơ sở giáodục đại học; quy định chế độ làm việc vượt định mức và quy đổi các hoạt độngchuyên môn khác ra giờ chuẩn. 

Cùng với đó, điều chỉnh định mức đối với 1 số vịtrí giảng viên kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo (Hội đồng đại học, Hội đồng trường, Thưký Hội đồng trường…) và một số nội dung khác cho phù hợp với các văn bản quy phạmpháp luật hiện hành và phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, Thông tư còn bổsung nhiệm vụ của trợ giảng; bổ sung quy định về chế độ làm việc vượt định mức lao động đối với giảng viên.

Đáng chú ý, Thông tư 20 có bổ sung hình thức giảng dạy trựctuyến; theo đó, công nhận dạy học trực tuyến để được tính vào định mức giờ chuẩn."Cácnội dung giảng dạy có tính chất đặc thù, các tiết giảng trình độ đại học trựctiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) trên 50 phút được giao thủ trưởng cơsở giáo dục đại học quy đổi cho phù hợp" – ông Hoàng Đức Minh thông tin.

Ngày 31/12/2014, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, Thông tư số 47 đã nhận được những đánh giá tích cực từ các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, Thông tư 47 cũng bộc lộ một số bất cập trong việc thực hiện quyền tự chủ, khi hiện nay các trường đã được mở rộng quyền tự chủ theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Bên cạnh đó, theo Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ 1/7/2015, các trường cao đẳng không thuộc hệ thống giáo dục đại học mà thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp… Do đó, xây dựng Thông tư quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học để thay thế Thông tư 47 là cần thiết để tạo khung pháp lý cho các cơ   sở giáo dục đại học quản lý, thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ, đồng thời phù hợp với thực tiễn.

Ông Hoàng Đức Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ