Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm cán bộ tiếp dân khi chưa được phép: Có hợp tình,hợp lý?

GD&TĐ - Trong Nội quy tiếp công dân mới được Hà Nội ban hành có đề cập việc công dân không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi cán bộ tiếp dân chưa cho phép. Nội dung này được cán bộ tiếp dân đồng tình trong khi các các quy định pháp luật có liên quan lại không đề cập.
Lãnh đạo, Thành ủy UBND thành phố Hà Nội lắng nghe ý kiến tại một buổi tiếp công dân
Lãnh đạo, Thành ủy UBND thành phố Hà Nội lắng nghe ý kiến tại một buổi tiếp công dân

Hợp lý?

Quyết định số 12/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố, đưa ra quy định: Thời gian tiếp công dân thứ 2 - 5 hằng tuần. Lãnh đạo UBND thành phố tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ Ba của tuần thứ 3 hằng tháng. Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố được niêm yết tại Trụ sở Tiếp công dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng trên Cổng thông tin điện tử thành phố.

Ngoài các quy định chung, nội quy còn nêu: “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Liên quan đến quy định này, trao đổi với Báo GD&TĐ chiều 7/1, PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XIII cho rằng “như vậy cũng hợp lý. Bởi nếu ai có nhu cầu quay phim, chụp ảnh hay ghi âm mà hợp lý thì chắc chắn người tiếp công dân sẽ cho phép. Còn lại nếu không được sự cho phép thì chắc chắn có những lý do cần thiết được đưa ra…”. Theo bà An, việc gây mất trật tự công cộng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của những buổi tiếp công dân.

Phải tạo điều kiện cho công dân

Cũng theo quyết định trên, đối với người tiếp công dân, nội quy ghi rõ, phải chấp hành những quy định của cơ quan, đơn vị chủ quản về trang phục, thẻ công chức. Được quyền yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền; yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.

Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày...

Nội quy cũng yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và những thông tin cá nhân khác của người đến tố cáo; yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Nói về quyết định trên, Luật sư Nguyễn Thị Thúy Kiều – Giám đốc Công ty Luật TNHH Bắc Nam cho rằng, dưới góc độ pháp lý, văn bản trên ban hành căn cứ vào Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014. Theo đó, tại các luật này và Nghị định số 64 không có quy định cấm về vấn đề quay phim, chụp ảnh và ghi âm của công dân khi đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị tại trụ sở tiếp dân.

Trên thực tế, việc ghi âm, ghi hình… của công dân như trên cũng có rất nhiều mặt tích cực như nâng cao sự khách quan, vô tư của cán bộ tiếp dân, tránh tiêu cực. Tuy nhiên, công dân không được lợi dụng việc ghi âm, ghi hình để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, cán bộ tiếp công dân cũng xem xét, tạo điều kiện cho công dân khi họ muốn quay phim, chụp ảnh, ghi âm nếu công dân đã thực hiện đầy đủ các quy định như xuất trình giấy tờ tùy thân, có thái độ đúng mực, tôn trọng, giữ gìn trật tự, vệ sinh…

Nhiều cán bộ làm công tác tiếp dân tại một số phường trên TP Hà Nội cũng cho rằng, việc “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” là hợp lý bởi có nhiều vụ việc tố cáo phản ánh của công dân liên quan đến tiêu cực cần phải giữ kín thông tin người tố cáo. Bởi vậy, những người thứ ba liên quan đến sự việc tố cáo mà quay phim, chụp ảnh hoặc ghi âm đối với người tiếp công dân có thể sẽ ảnh hưởng đến việc giữ thông tin của người tố cáo, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ việc.

Nội quy cũng quy định các trường hợp từ chối tiếp và lập biên bản yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, công dân trong tình trạng không làm chủ được hành vi của mình do dùng chất kích thích; người đã được cơ quan có thẩm quyền xác định mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác dẫn tới mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; công dân khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách pháp luật, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo.

Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ tiếp công dân, người thi hành công vụ; có hành vi cản trở các hoạt động bình thường của trụ sở tiếp công dân, của người thi hành công vụ hoặc vi phạm nội quy tiếp công dân.

Lionel Messi được đồn đoán sẽ tái hợp FC Barcelona trong thời gian tới.

Messi sắp đàm phán với Barcelona?

GD&TĐ - Nguồn tin uy tín cho hay, sẽ sớm có một cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Joan Laporta và bố của Messi, ông Jorge Messi trong vài ngày tới đây.