Không quân Mỹ tăng cường các vệ tinh ở Bắc Cực

GD&TĐ - Hai tàu vũ trụ Na Uy dự định phóng lên quỹ đạo sẽ được trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh thế hệ mới. Hệ thống này sẽ được Không quân Mỹ sử dụng ở Bắc Cực.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các thiết bị được đặt trên tàu được xác định là hệ thống bảo vệ, hỗ trợ liên lạc an toàn EPS-R. Nó là phiên bản nâng cấp của Hệ thống Enhanced Polar System.

Sau này, hệ thống liên lạc vệ tinh Milstar đã được bổ sung cho người tiền nhiệm vào năm 1998, phục vụ nhu cầu của các phi công Mỹ ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên, thông tin vệ tinh không thể bao phủ toàn bộ khu vực một cách thường xuyên.

Một hợp đồng trị giá 428,8 triệu đô la cho việc tạo ra hệ thống EPS-R đã được Lầu Năm Góc ký kết với công ty Northrop Grumman vào tháng 2/2018. Sau đó, một hệ thống mới đã được lên kế hoạch cài đặt trên một vệ tinh riêng biệt.

Thiết bị này đã được Na Uy quyết định sử dụng và nó sẽ hoạt động song song, đáp ứng cả nhu cầu của khách hàng địa phương và quân đội. Theo dự kiến, thiết bị vũ trụ sẽ được công ty Space Na Uy đưa lên quỹ đạo địa tĩnh vào cuối năm 2022.

Được biết, EPS-R sẽ cung cấp cho các máy bay chiến đấu băng thông rộng an toàn, không gây nhiễu. Do sự tăng cường của các nhóm thiết bị vũ trụ, số lượng các vệ tinh trên khắp Bắc Cực có thể sẽ tăng lên đáng kể.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.