Không nên để trẻ xem tivi, dùng điện thoại... quá 30 phút mỗi ngày

Các nghiên cứu cũng cho thấy, sau sinh nhật đầu tiên, đặc biệt khi trẻ khoảng 15-18 tháng, là lúc trẻ có dấu hiệu thoái lui, ngừng phát triển lời nói, kém giao tiếp mắt và chơi một mình nhiều hơn.

Không nên để trẻ xem tivi, dùng điện thoại... quá 30 phút mỗi ngày

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác hại của các phương tiện này đối với sự phát triển của trẻ em, nhất là trong ba năm đầu đời, vì đây là thời gian não của trẻ phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Thời gian này, trẻ cần được chơi đùa, trò chuyện với người chăm sóc để phát triển ngôn ngữ, học cách giao tiếp, tương tác phù hợp với ngữ cảnh.

Khong nen de tre xem tivi, dung dien thoai... qua 30 phut moi ngay

Một nghiên cứu trên tạp chí ACTA Paediatrica của tác giả Weerasak Chonchaiya, cũng như Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho thấy trẻ em dưới hai tuổi, nếu xem truyền hình trên hai giờ/ngày sẽ có nguy cơ rối loạn ngôn ngữ.

Một số phụ huynh tự hào khi thấy con mình bắt chước các trò chơi trên mạng và truyền hình cũng như tập các kỹ năng hay lướt điện thoại thông minh rất nhanh nhưng đâu biết rằng trẻ đang có nguy cơ thoái lui phát triển. Trẻ sẽ yên ắng chơi điện thoại, xem truyền hình, ít tương tác hơn và dần dần sẽ ít cơ hội học từ ngữ, giải quyết vấn đề và tương tác kém đi.

Có phụ huynh hỏi liệu xem ti vi, điện thoại… quá nhiều có gây nên chứng tự kỷ không. Tự kỷ là chứng rối loạn phát triển liên quan đến thần kinh, chưa xác định nguyên nhân nhưng có liên quan đến di truyền, xuất hiện trong ba năm đầu đời, ảnh hưởng đến các lĩnh vực tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi rập khuôn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, sau sinh nhật đầu tiên, đặc biệt khi trẻ khoảng 15-18 tháng, là lúc trẻ có dấu hiệu thoái lui, ngừng phát triển lời nói, kém giao tiếp mắt và chơi một mình nhiều hơn.

Lúc này trẻ ít tự khởi xướng lời nói và ít chia sẻ niềm vui với người thân cũng như sự chơi đùa chỉ là hành vi rập khuôn như lắc đầu, xoay tròn, nhón chân. Nếu thường xuyên để trẻ xem truyền hình trong hai năm đầu sẽ khó phân biệt các dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ hay các dấu hiệu báo động đỏ của rối loạn tự kỷ.

Do vậy, chỉ nên cho trẻ xem truyền hình, chơi điện thoại và máy tính bảng tối đa 30 phút mỗi ngày trong những năm đầu đời, hoặc cha mẹ nên cùng xem với trẻ. Cha mẹ, người thân nên cùng chơi đùa với trẻ qua các trò chơi theo tuổi để tạo cơ hội cho não của trẻ phát triển về ngôn ngữ, giải quyết vấn đề cũng như cách bày tỏ cảm xúc và yêu cầu với hành vi phù hợp.

Nếu thấy có các dấu hiệu báo động đỏ, cần đưa trẻ đi khám để được phát hiện sớm chứng rối loạn tự kỷ. Phát hiện sớm, can thiệp sớm sẽ giúp tình hình được cải thiện hiệu quả hơn, theo khuyến nghị của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, cụ thể là tầm soát các dấu hiệu tự kỷ lúc trẻ 18, 24, 30 và 36 tháng.

Nếu chẩn đoán là “rối loạn âm ngữ” và được can thiệp âm ngữ một cách tích cực, trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ tốt lên. Nếu trẻ bị nghi ngờ là rối loạn tự kỷ thì can thiệp sớm sẽ giảm nhẹ các dấu hiệu kể trên. Can thiệp hòa nhập sẽ giúp trẻ kết bạn, chơi đùa trong khả năng của mình, để hòa nhập với bạn bè và mọi người.

Theo Phunuonline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ