Nghiên cứu nhằm mục đích lấy các tế bào đã được biệt hóa của con người, chẳng hạn như da, cơ hoặc các mô khác, đồng thời tắt, bật các gene quan trọng kiểm soát những vai trò đặc biệt của chúng.
Kết quả cuối cùng có thể là các tế bào của nạn nhân bỏng có thể được lập trình lại để phát triển da mới, hoặc một bệnh nhân cần cấy ghép có thể được nuôi cây một cơ quan mới. Theo các nhà nghiên cứu, việc chữa lành vết thương chiến trường bình thường có thể tăng tốc gấp 5 lần.
Phó giáo sư Indika Rajapakse của ĐH Michigan đã nhận được tài trợ của USAF, đó là một kính hiển vi hình ảnh tế bào sống mới. “Chúng tôi có các nguồn lực để làm điều này và chúng tôi có nghĩa vụ tận dụng chúng” – ông nói.
Trong quá trình tái lập tế bào, các yếu tố phiên mã – protein kiểm soát sự biểu hiện của gene – được sử dụng để thay đổi số phận hoặc vị trí và vai trò cuối cùng của tế bào trong hệ thống phức tạp của cơ thể người. USAF cũng tài trợ cho công việc cải tiến một thuật toán máy tính phức tạp để giúp nhóm của ông Rajapaske xác định các yếu tố phiên mã hữu ích.
Một ứng dụng lý thuyết của nghiên cứu sẽ là phương pháp điều trị “phun”, theo đó các yếu tố phiên mã được áp dụng trực tiếp vào vết thương hở để chuyển đổi mô cơ tiếp xúc thành tế bào da. Việc này sẽ chữa lành nhanh hơn gấp 5 lần so với điều trị thông thường.
“Tuy nhiên, việc xác định yếu tố phiên mã nào thực hiện những thay đổi cần thiết để tạo ra các loại tế bào phù hợp đòi hỏi một quá trình thử nghiệm lâu dài” – USAF cho biết trong một tuyên bố.