Không khí đón năm mới đầy màu sắc của người dân khắp Châu Á

Các quốc gia khắp Châu Á đang bắt đầu lễ đón năm mới theo âm lịch với không khí nhộn nhịp, rộn ràng trên khắp các nẻo đường và ngập tràn trong mỗi gian nhà.

Không khí đón năm mới đầy màu sắc của người dân khắp Châu Á
Không khí đón năm mới đầy màu sắc của người dân khắp Châu Á ảnh 1

Một người phụ nữ chụp ảnh với những chú cừu được sơn nhiều màu dịp năm mới. Theo âm lịch, con cừu là linh vật của năm mới ở Trung Quốc, ở một số quốc gia khác như Việt Nam, linh vật năm mới 2015 là con dê.

Tại Trung Quốc, hàng trăm triệu người đổ về quê và được coi là “cuộc di dân lớn nhất trên thế giới” mỗi dịp đón năm mới âm lịch.

Người dân mang lương thực, quần áo và những vật dụng cần thiết về quê kỳ nghỉ năm mới.

Hàng trăm nghìn người dự kiến rời khỏi trung tâm tài chính Thượng Hải trở về nhà trong dịp đón năm mới.

Lễ đón năm mới ở Thượng Hải và nhiều thành phố khác của Trung Quốc đã bị giảm sút không khí sau một vụ giẫm đạp tại sự kiện đón năm mới theo dương lịch khiến 36 người chết.

Đốt pháo là một truyền thống dịp đón năm mới ở Trung Quốc, nhưng năm nay chính phủ nước này cũng hạn chế đốt pháo và trình diễn pháo hoa, trong bối cảnh tăng vọt mức độ ô nhiễm tại các thành phố của Trung Quốc.

Đền thờ của Thiên đường (Temple of Heaven) từ thế kỷ 15 ở thủ đô Bắc Kinh tái hiện nghi lễ truyền thống đầy màu sắc để đón năm mới.

Tại Hàn Quốc, một cô gái chụp ảnh “tự sướng” với cừu trong một quán cà phê.

Một người đàn ông gốc Trung Quốc ở Bangkok, Thái Lan đang hóa vàng gửi cho tổ tiên theo truyền thống.

Nhiều người dân ở Châu Á trao cho nhau những phong bao lì xì may mắn dịp năm mới.

Các vũ công đường phố trong trang phục múa lân trên đường phố để đổi lại các bao lì xì may mắn ở thủ đô Manila, Philippines.

Màn múa sư tử được trình diễn phía trước Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh, Campuchia.

Theo Lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.