Không để chậm trễ việc mua, tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi

GD&TĐ - Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về kiến nghị của Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt "Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2022".

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo các tỉnh thành thần tốc hơn nữa công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và dứt khoát không để chậm trễ việc mua, tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng cũng yêu cầu bộ theo dõi sát tình hình, khuyến nghị, kinh nghiệm quốc tế việc tiêm mũi 4 như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại nhiều phiên họp, sự kiện để sớm chủ động xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền. Nếu thiếu vắc xin để xảy ra hậu quả Bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Tại Nghị quyết số 25/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 Chính phủ vừa ban hành gần đây, Chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa Chiến dịch tiêm chủng vắc xin thần tốc mùa Xuân năm 2022, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; rà soát, xử lý nguyên nhân đạt tỷ lệ tiêm thấp, nhất là đối với các địa phương chưa hoàn thành tiêm mũi 2 như mục tiêu đã đề ra; hoàn thành tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong tháng 3 năm 2022.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc tiêm chậm vắc xin trên địa bàn.

Khẩn trương tiếp nhận vắc xin và chỉ đạo thực hiện tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tập trung nghiên cứu, tham mưu việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi thứ 4, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch, Chính phủ cũng yêu cầu rà soát, đánh giá lại các tiêu chí cấp độ dịch, các quy định về quản lý người nhiễm SARS-CoV-2, người tiếp xúc gần với người nhiễm để kịp thời điều chỉnh phù hợp, sát thực tế; đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, từ đó có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.

Trường hợp cần tiếp tục thực hiện thống kê ca nhiễm thì phải rà soát trình tự, thủ tục để bảo đảm đơn giản, dễ thực hiện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp và tính chính xác của số liệu. Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện hơn nữa quy trình chăm sóc F0 tại nhà.

Thúc đẩy việc cấp phép lưu hành, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị, thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm chủ động về thuốc điều trị; nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị Covid-19; kịp thời tháo gỡ ngay các vướng mắc, bất cập trong quy định về thủ tục kê đơn, bán thuốc điều trị Covid-19 để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận thuốc.

Kiểm soát chặt chẽ giá xét nghiệm, giá kit xét nghiệm, giá các loại thuốc điều trị, thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 theo đúng quy định, không để xảy ra tình trạng tăng giá, đầu cơ, trục lợi, mất kiểm soát, tiêu cực; kịp thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, tàng trữ, buôn bán thuốc điều trị, kit xét nghiệm Covid-19 giả, thuốc nhập lậu, vi phạm về nguồn gốc xuất xứ…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.