Một bà mẹ dạy con theo phương pháp Montessori đã để con trai uống nước bằng cốc thủy tinh từ khi con được 6 tháng tuổi. Thi thoảng có người hỏi: "Cháu không làm vỡ cốc à? Cháu không làm đổ nước à?". Câu trả lời của người mẹ này dĩ nhiên là "Có!".
Đây là hậu quả tự nhiên ở dạng đơn giản nhất của một hành động. Vỡ là hậu quả tự nhiên của việc làm rơi một vật nào đó. Đổ tràn là hậu quả tự nhiên của việc đổ mạnh hoặc không rót cẩn thận. Khi làm đổ nước, người mẹ trên sẽ dừng rót và dọn sạch xung quanh. Theo thời gian, điều này dạy cho đứa trẻ phải cẩn thận hơn khi thấy những gì xảy ra.
Hậu quả tự nhiên có thể được áp dụng cho tất cả các loại hành vi từ những điều đơn giản như đổ nước đến các tình huống phức tạp hơn như hòa giải xích mích với anh chị em.
Trẻ có thể thấy hậu quả của việc đánh rơi cốc nếu không cẩn thận (Ảnh minh họa).
Phương pháp Montessori ở trường và ở nhà sử dụng hậu quả tự nhiên bởi vì cả giáo viên và phụ huynh đều không muốn trẻ cư xử tốt chỉ vì chúng sợ bị trừng phạt. Họ muốn trẻ làm điều đúng vì chúng hiểu tác động từ hành vi của mình.
Hình phạt không phải là cách hiệu quả để dạy trẻ làm điều đúng đắn. Thay vào đó, hình phạt khuyến khích trẻ em nói dối về hành vi của chúng và làm cho chúng cảm thấy xấu xí về bản thân mình. Hình phạt cũng làm tổn thương kết nối của bố mẹ với con, đó là công cụ mạnh mẽ nhất để tác động đến hành vi con trẻ.
Ngoài ra, một đứa trẻ hiểu được hậu quả tự nhiên mỗi hành động của mình sẽ học cách đưa ra lựa chọn có trách nhiệm trong ý thức của mình, thay vì làm hài lòng bố mẹ hoặc tránh bị trừng phạt. Trẻ sẽ có những lựa chọn tốt ngay cả khi bạn không mong đợi, bởi vì trẻ hiểu lý do hành động mình.
Phương pháp Montessori ở trường và ở nhà sử dụng hậu quả tự nhiên bởi vì cả giáo viên và phụ huynh đều không muốn trẻ cư xử tốt chỉ vì chúng sợ bị trừng phạt (Ảnh minh họa).
Nếu bạn muốn thử sử dụng hậu quả tự nhiên ở nhà, dưới đây là 10 ví dụ để tham khảo:
Tình huống 1: Con trai từ chối đi giày
Hậu quả: Cậu bé sẽ phải ngồi trên ghế dài với bạn ở công viên thay vì được chơi vì sẽ không an toàn để chơi trên sân chơi khi không đi giày.
Tình huống 2: Con gái ném hạt đậu xuống sàn vào giờ ăn tối
Hậu quả: Bé sẽ không được ăn bất kỳ hạt đậu nào.
Tình huống 3: Con trai ném đồ chơi ra ngoài, mặc dù đã được nhắc dọn dẹp
Thay vì dùng hình phạt, hãy để trẻ thấy hậu quả của việc ném đồ tung tóe khắp nhà (Ảnh minh họa).
Hậu quả: Trời mưa, một trong những đồ chơi yêu thích của bé bị hỏng và phải bỏ đi.
Tình huống 4: Con bạn gọi chị gái bằng 1 cái tên xấu xí
Hậu quả: Chị gái không muốn chơi với em nữa.
Tình huống 5: Con trai của bạn chạy lung tung trong nhà mà không được phép theo quy định
Hậu quả tự nhiên là một trong những cách tốt nhất để cho trẻ thấy sự lựa chọn của chúng có tác động đối với cả bản thân mình lẫn người khác. Tuy nhiên, trẻ phải có khả năng nhìn thấy mối liên kết giữa hành động và hậu quả của việc này.
Đôi khi, một hành vi không mong muốn không có hậu quả tự nhiên ngay lập tức. Ví dụ, không đánh răng sẽ dẫn đến sâu răng trong tương lai, nhưng giải thích như thế với một đứa trẻ không có khả năng thay đổi hành vi của mình trong thời điểm hiện tại.
Đôi khi trẻ chưa hiểu được hậu quả tự nhiên của hành động nên cần cho trẻ thấy hậu quả trực tiếp hơn (Ảnh minh họa).
Trong trường hợp không có hậu quả tự nhiên hoặc hậu quả quá xa trong tương lai, sẽ là rào cản để giải thích với trẻ. Vì thế, bố mẹ nên chuyển sang hậu quả hợp lý hơn. Hậu quả hợp lý là hậu quả liên quan trực tiếp đến hành vi của đứa trẻ, nhưng thường do chúng ta đưa ra, không phải tự nhiên xảy ra.
Dưới đây là một số ví dụ về hậu quả hợp lý:
Tình huống 1: Con gái đánh ai đó trên sân chơi
Hậu quả: Bạn nói với con gái rằng bạn không thể tin tưởng con chơi một mình khi bé làm tổn thương người khác. Con phải dừng cuộc chơi, đứng với bạn cho đến khi bạn biết con không đánh bạn nữa.
Lúc này, bố mẹ thể hiện giọng nói bình tĩnh, không gắt gỏng và cũng không nên giảng giải dài dòng. Nên giải thích hậu quả hành vi của con và cho con biết hành vi này không thể chấp nhận được. Bạn cũng có thể giải thích hậu quả tự nhiên lâu dài nếu con có thể hiểu được bằng cách nói: "Nếu con đánh bạn, bạn sẽ không muốn chơi với con nữa".
Tình huống 2: Con trai giở mạnh cuốn sách mượn từ thư viện mang về nhà
Hậu quả: Bạn cất sách, giải thích rằng nếu con không giữ gìn sách cẩn thận, con sẽ không được đọc vì sách cần được đảm bảo nguyên vẹn để trả lại thư viện. (Nếu con bạn lớn hơn, bạn có thể dùng hậu quả tự nhiên và kệ con xé các trang, sau đó con phải tự trả tiền phạt của thư viện).
Tình huống 3: Con gái chơi đùa ở vườn và giẫm lên rau, dù trước đó mẹ đã yêu cầu con cẩn thận
Hậu quả: Bạn yêu cầu bé vào nhà không được chơi ngoài vườn nữa vì con đã không tôn trọng khu vườn của bạn.
Bạn sẽ không cần phải thuyết giảng hay la mắng vì những hậu quả tự nói lên tất cả (Ảnh minh họa).
Tình huống 4: Con trai giận dữ mỗi khi bé đến giờ phải về nhà sau khi chơi ở nhà bạn
Hậu quả: Bạn nói sẽ không cho con sang nhà bạn chơi nữa cho đến khi con ra về vui vẻ.
Tình huống 5: Con bạn liên tục ra khỏi giường vào ban đêm, đánh thức bạn nhiều lần
Hậu quả: Sáng hôm sau, bạn giải thích với con rằng mẹ quá mệt mỏi để làm bánh mì kẹp trứng bởi đã thức giấc rất nhiều lần trong đêm nên bữa sáng nay chỉ đơn giản có bánh mì nướng hoặc ngũ cốc.
Để phương pháp này hiệu quả, bạn cần đảm bảo con bạn hiểu được mối liên quan giữa hậu quả và hành vi của trẻ như thế nào. Không giống như hình phạt, điều này không làm đứa trẻ xấu hổ hoặc khiến con sợ hãi. Nó đơn giản truyền thông điệp rằng mỗi hành động đều có hậu quả của nó. Bạn sẽ không cần phải thuyết giảng hay la mắng vì những hậu quả tự nói lên tất cả.