Không bỏ tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với các ứng viên GS, PGS

Không bỏ tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với các ứng viên GS, PGS

(GD&TĐ) - Sau khi ban hành Thông tư số: 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11/9/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư,  Phó Giáo sư (GS, PGS), Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được một số ý kiến đề nghị làm rõ yêu cầu về ngoại ngữ đối với các ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Về việc này, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở Giáo dục xin giải thích, làm rõ như sau:

1
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các tân GS, PGS

1. Khoản 6 Điều 8 của "Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS" ban hành kèm theo Quyết định số: 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ có quy định về tiêu chuẩn ngoại ngữ của chức danh giáo sư, phó giáo sư như sau: “6. Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh. Quy định tại khoản 6 Điều 8 của Quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Trước thời điểm này thì áp dụng quy định về tiêu chuẩn ngoại ngữ tại Nghị định số 20/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2001.”

2. Ngày 27 tháng 4 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 20/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS (ban hành kèm theo Quyết định số: 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tại khoản 3 Điều 1 của Quyết định số: 20/2012/QĐ-TTg có sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 8 của Quyết định số: 174/2008/QĐ-TTg như sau: “6. Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.”

Như vậy, theo Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ, quy định: “Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh” được giữ nguyên, chỉ cắt bỏ đoạn: “Quy định tại khoản 6 Điều 8 của Quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Trước thời điểm này thì áp dụng quy định về tiêu chuẩn ngoại ngữ tại Nghị định số 20/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2001.”

3. Để hướng dẫn thực hiện Quyết định số: 174/2008/QĐ-TTg, tại khoản 1 Điều 9 "Sử dụng thành thạo ngoại ngữ" của Thông tư số: 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS có nội dung như sau: “1. Ứng viên được xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải thành thạo 1 trong 5 ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung. Ứng viên được xét đạt tiêu chuẩn chức danh PGS phải thành thạo 1 ngoại ngữ bất kỳ. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 trở đi, ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh”.

Đến thời điểm hiện nay, quy định tại khoản 1 Điều 9 này không còn phù hợp với Quyết định số: 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, do đó Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 16/2009/TT-BGDĐT) đã bỏ nội dung này, nhưng các khoản khác của Điều 9 trong Thông tư số: 16/2009/TT-BGDĐT (hướng dẫn về yêu cầu sử dụng thành thạo ngoại ngữ) vẫn được giữ nguyên, không thay đổi. 

4. Như vậy Thông tư số: 30/2012/TT-BGDĐT không bỏ tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với các ứng viên GS, PGS mà chỉ chuẩn hóa lại văn bản cho phù hợp với quy định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Việc xét tiêu chuẩn ngoại ngữ đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quyết định số: 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các khoản 2,3,4,5 của Thông tư số: 16/2009/TT-BGDĐT.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở Giáo dục

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.