Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Nhà Tiến Phát

GD&TĐ -  Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Nhà Tiến Phát.

Ngày 20/2, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã khởi tố vụ án để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Kinh doanh giải pháp Nhà Tiến Phát (Công ty Nhà Tiến Phát) có địa chỉ trên địa bàn quận Gò Vấp.

Theo đơn cầu cứu, hàng trăm nhà đầu tư cho biết, từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021, họ có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh về việc xây dựng nhà trọ cho thuê ngắn hạn với Công ty Nhà Tiến Phát.

Nhiều người dân cầu cứu đến công an.

Nhiều người dân cầu cứu đến công an.

Các dự án nhà trọ này không chỉ ở TPHCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác như Bình Dương, Long An, Bình Phước.

Mỗi phòng trọ có giá đầu tư từ 40 – 50 triệu đồng. Có khách hàng đã đóng tiền tỷ đồng cho Công ty Nhà Tiến Phát để đầu tư dự án.

Ông Th. cho hay, tháng 10/2020, ông ký hợp đồng đầu tư xây dựng nhà trọ cho thuệ ngắn hạn với Công ty Nhà Tiến Phát 40 phòng trọ với giá trị hợp đồng là 1,6 tỷ đồng.

“Các phòng trọ này được chủ đầu tư quảng cáo, khẳng định là dành cho công nhân và người có thu nhập thấp thuê tại địa bàn huyện Hóc Môn , TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Long An, Bình Phước”, ông Th. nói.

Một dự án Công ty Nhà Tiến Phát đang làm dở dang.

Một dự án Công ty Nhà Tiến Phát đang làm dở dang.

Theo ông Th. cứ mỗi phòng trọ, hàng tháng khách hàng sẽ được Công ty Nhà Tiến Phát chi trả lợi nhuận khoán 1,2 triệu đồng (tương đương 3%/tháng và 36%/năm).

Sau 2 tháng tính từ ngày ký hợp công ty sẽ chi trả lợi nhuận đầu tư khoán lần 1 cho nhà đầu tư (liên tục 30 tháng sẽ kết thúc hợp đồng nếu không gia hạn đầu tư).

“Tuy nhiên, sau một thời gian hợp tác, chúng tôi phát hiện cách đầu tư của Công ty Nhà Tiến Phát theo kiểu lấy tiền người sau trả cho người trước, chứ không đầu tư xây dựng số phòng trọ như cam kết trong hợp đồng, số lợi nhuận công ty trả cũng giảm 50% so với thời gian đầu”, ông Th. Trình bày.

Ông Th. cùng nhiều nhà đầu tư khác đã làm việc với Công ty Nhà Tiến Phát yêu cầu thoái vốn nhưng công ty trốn tránh không thoái vốn cho nhà đầu tư vì không thực hiện đúng cam kết hợp đồng như đã ký.

“Khoảng tháng 5/2022, lần lượt các thành viên trong Ban Giám đốc, Ban Kế toán, Kinh Doanh... đồng loạt rời vị trí và mất liên lạc, chỉ còn lại duy nhất người đại diện Pháp Luật là ông Ngô Sĩ Linh.

Sau đó Công ty Nhà Tiến Phát thông báo mất khả năng tài chính và đóng cửa doanh nghiệp tại quận Gò Vấp từ 25/5/2022”, chị Chiều P., nhà đầu tư cho hay.

Theo chị Chiều P., qua tống kê chưa đầy đủ đã có hơn 200 người cũng rơi vào tình cảnh như ông với số tiền đã đóng vào Công ty Nhà Tiến Phát hơn 100 tỷ đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.