Với sự sẵn có của các phương tiện bay không người lái, vệ tinh và hệ thống GPS, các quốc gia từ Kenya tới Philippines đều có thể nhanh chóng khảo sát địa hình các khu vực mà bình thường cần có nhân viên đào tạo chuyên nghiệp đi ghi nhận dữ liệu thủ công. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, những chiến lược trên có thể tổn hại đến yêu sách về đất đai của những người sống ở các khu vực trên trong trường hợp họ không có khả năng tiếp cận tới Internet và không thể tham gia quá trình.
Một số tiểu bang Ấn Độ đang sử dụng drone và vệ tinh để cập nhập hồ sơ đất đai có niên đại từ thời kỳ thuộc địa.
Philippines trong tháng 12 năm trước trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á công bố chính sách chính thức cho phép khảo sát bằng drone cho việc cải cách ruộng đất. Ở một đất nước mà quyền sở hữu hợp pháp chỉ chiếm một nửa số bất động sản, để nhận quyền sở hữu một lô đất cần phải gửi bản khảo sát cho chính phủ phê duyệt.
Việc này khá tốn kém và tốn thời gian, theo Rhea Lyn Dealca thuộc Quỹ Tự do kinh tế phát biểu. Đây là 1 nhóm vận động chính sách tại Philippines đã tham gia với các công chức chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ và lãnh đạo cộng đồng trong nhiều dự án thí điểm.
“Drone giảm chi phí và thời gian cần thiết cho việc khảo sát và không giống với những bản đồ khảo sát truyền thống, bản đồ được chụp ở độ phân giải cao giúp người dân xác minh lô đất của họ dễ dàng hơn. Sự tham gia của cộng đồng là cực kỳ quan trọng, ngay cả với công nghệ tinh vi hơn” - cô trao đổi.
Các vệ tinh và drone có thể mở rộng tầm với của chính phủ đáng kể, đặc biệt là tới các khu vực nông thôn đồng thời tăng độ chính xác và hiệu quả, theo Beth Roberts, người quản lý chương trình tại nhóm ủng hộ quyền sở hữu đất đai Landesa ở Seattle.
Khi chính phủ không có đủ nguồn lực, xã hội dân sự và người sở hữu đất có thể tự sử dụng drone và các công nghệ khác để thiết lập và xác định ranh giới, theo như bà gợi ý. Nhưng cư dân phải có đủ khả năng tham gia vào quy trình và xác nhận thông tin. Đây có thể là 1 thử thách lớn trong trường hợp họ không được tiếp cận Internet.
“Hàng tỷ người trên thế giới vẫn chưa kết nối đến Internet. Khi các chính phủ chuyển sang sử dụng công cụ công nghệ cao để lập bản đồ và ghi lại quyền sở hữu đất, khoảng cách số có tiềm năng càng trở nên rộng hơn, cách ly nhiều cộng đồng và cá nhân nông thông ra khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội” - bà Beth Roberts cho biết.
Bà cho rằng, mọi người phải được thông báo về quyền sử dụng đất của họ và được trao quyền để đảm bảo rằng họ được tôn trọng. “Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhóm và cá nhân có khả năng bị loại trừ - trong số đó là phụ nữ và lớp trẻ” - bà nói thêm.