Xuất hiện hồ tuyệt đẹp trên dãy núi Alps: Dấu hiệu đáng báo động

GD&TĐ - Một vận động viên leo núi đã phát hiện ra hồ nước tuyệt đẹp nằm trên dãy núi Alps (Pháp). Tuy nhiên, người đàn ông này khẳng định, sự tồn tại của hồ là điều "thực sự đáng báo động".  

Xuất hiện hồ tuyệt đẹp trên dãy núi Alps: Dấu hiệu đáng báo động

Anh Bryan Mestre đã phát hiện ra hồ nước ở độ cao 3.400m khi đang leo núi ở khối núi Mont Blanc thuộc dãy Alps. Nam vận động viên leo núi này cho rằng, hồ được hình thành do băng tan trong đợt nắng nóng dữ dội ảnh hưởng đến châu Âu vào cuối tháng 6 vừa qua.

Đáng chú ý hơn, chỉ 10 ngày trước, cũng tại địa điểm này, hồ chưa hề xuất hiện.

Hồ nước nằm trên dãy núi Alps.
Hồ nước nằm trên dãy núi Alps.

Ngay lập tức, anh Mestre đã đăng tải hình ảnh đối lập nhau chỉ sau 10 ngày lên mạng xã hội Instagram và ghi kèm chú thích: "Đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo. Hai bức ảnh này được chụp cách nhau chỉ 10 ngày và với vài ngày nắng nóng cực độ đã đủ để mọi thứ tan chảy, tạo nên một hồ nước dưới chân của ngọn núi Caes du Géant và Aiguilles Marbrées. Tôi hiểu rằng, đây là lần đầu tiên hiện tượng như vậy xảy ra".

Hiện tượng lạ này là hệ quả của biến đổi khí hậu.
 Hiện tượng lạ này là hệ quả của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo suốt nhiều năm rằng, châu Âu sẽ phải chịu ngày càng nhiều sóng nhiệt hơn khi thời tiết thay đổi do biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một người leo núi có kinh nghiệm như Mestre chứng kiến hiện tượng này.

Chia sẻ với truyền thông, anh Mestre cho biết, việc tìm thấy hồ nước là một điều thực sự bất ngờ vì nó nằm ở khu vực cao tới 3.400 - 3.500m, nằm trên đường băng tuyết trên dãy Alps cao 2500 - 2800m.

Chỉ 10 ngày trước, hồ nước chưa hề xuất hiện.
 Chỉ 10 ngày trước, hồ nước chưa hề xuất hiện.

Năm 2015, một nhà nghiên cứu về băng hà học, ông Ludovic Ravanel cũng từng phát hiện một hồ nước trên dãy Alps này. Tuy nhiên, hồ nước nhỏ hơn nhiều vào so với hồ mà anh Mestre phát hiện vào thời điểm hiện tại.

Khi đó, ông Ravanel đã cảnh báo rằng, sự hình thành của hồ có liên quan đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, tình hình chỉ trở nên ngày càng tồi tệ.

Tháng trước là tháng 6 nóng nhất được ghi nhận trên Trái Đất, Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu tuyên bố, nhiệt độ trung bình ở châu Âu cao hơn 2°C so với mức bình thường.

Ở Pháp, Đức và Tây Ban Nha, nhiệt độ thậm chí còn nóng hơn từ 6°C -10°C so với bình thường.

Theo Unilad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.