Ứng dụng công nghệ sinh học vào phát triển bền vững

GD&TĐ - Sáng 23/10 Trường ĐH Trà Vinh (TVU) đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp – thủy sản bền vững lần 2, năm 2020”.

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học tham dự
Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học tham dự

Tham dự có các nhà khoa học đến từ các trường đại học viện nghiên cứu khu vực Tây Nguyên và các tỉnh miền Nam, cùng một số chuyên gia quốc tế.

Phát biểu khai mạc TS Nguyễn Minh Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHTV cho biết: Nhiều năm nay, TVU đã không ngừng đổi mới, cải tiến các hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giảng viên, sinh viên. Đây được coi là nhiệm vụ rất quan trọng và là mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn đổi mới và hòa nhập quốc tế hiện nay của TVU.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo lần này được tổ chức nhằm mục đích mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực KHCN sinh học và môi trường, tạo điều kiện để GV, SV học tập, chia sẻ kinh nghiệm từ các nhà khoa học trong nước. Để các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn NCKH đối phó với biến đổi khí hậu. Góp phần nâng cao nhận thức, để thấy được tầm quan trọng của việc NCKH cũng như công bố quốc tế về các lĩnh vực khoa học trong nước và trên thế giới hiện nay. 

Các tham luận được trình bày tại phiên toàn thể đã đưa ra định hướng nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ sinh học trong nông nghiệp thủy sản (CNSH trong NNTS). Với 7 báo cáo ở 1 phiên toàn thể đã làm rõ nhiều vấn đề về biến đổi khí hậu liên quan đến các vấn để sản xuất bền vững. Tham luận: “Sản xuất nông nghiệp thích ứng với hạn mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long” được GS.TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, đã nêu ra những vấn đề về biến đổi khí hậu là một thực tế và làm sao để chúng ta thích ứng.

GS.TS Võ Tòng Xuân trình bày tham luận
GS.TS Võ Tòng Xuân trình bày tham luận

Liên quan đến ứng dụng CNSH vào sản xuất, đề tài “Vai trò của RsMYB1 gen trong việc làm tăng khả năng tích lũy hàm lượng anthocyanin và khả năng chống chịu abiotic stress” do TS. Trịnh Ngọc Ái (Trường ĐH Trà Vinh) trình bày. Nghiên cứu cho thấy việc lấy gen từ cây củ cải đường chuyển vào cây dạ yến thảo sẽ giúp tăng khả năng chống chịu với sự biến đổi môi trường và khí hậu ở các loài cây trồng. PGS.TS Nguyễn Minh Chơn – Phó Viện trưởng Viện CNSH (ĐH Cần Thơ), đã làm rõ vai trò của Brassinosteroid trong điều hòa sinh trưởng và tăng tính chống chịu ở thực vật...

Chiều cùng ngày, Hội thảo chia ra làm việc ở các tiểu ban, tham luận tập trung vào lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật – sinh hóa (ứng dụng CNSH trong chọn tạo giống cây trồng), công nghệ sinh học vi sinh vật – môi trường (ứng dụng vsv trong sản xuât nông nghiệp, ứng dụng công nghệ trong bảo vệ môi trường), chuyên đề thủy sản – thú y (ứng dụng công nghệ mới trong chăn nuôi và thủy sản).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ