Rắn bay giúp phát triển công nghệ

Không có cánh nhưng vài loài rắn vẫn có thể tung mình từ cây này sang cây khác ở độ xa đến hơn 30m. Nghiên cứu sâu về kỹ năng này sẽ giúp phát triển nhiều công nghệ phục vụ đời sống con người.

Ảnh: nationalgeographic.com
Ảnh: nationalgeographic.com

Hiện có 3 loài rắn bay thuộc chi Chrysopelea được tìm thấy trong các khu rừng ở Đông Nam và Nam Á. Chúng có khả năng xoay xương sườn để dễ dàng bay và thân chúng sẽ nhấp nhô khi lướt trong không khí.

GS Y sinh Jake Socha tại Virginia Tech (Mỹ) đã xây dựng mô phỏng vật lý về cách bay của những loài rắn này. Và nhóm nghiên cứu của ông đã thành công khi thử nghiệm trong một đường hầm gió. Kết quả này sẽ giúp kỹ thuật khí động học ứng dụng vào đời sống hiệu quả hơn.

Tạp chí Gizmag cho biết, một thành viên trong nhóm nghiên cứu là Anush Krishnan đã sử dụng máy tính để tạo cơ thể rắn bay, ứng dụng mô phỏng này vào thủy động lực học.

Theo Thanh niên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.