Đầu tháng 2 vừa qua, khoản lỗ khổng lồ lên tới 6,3 tỷ USD do quyết định đầu tư sai vào các nhà máy điện hạt nhân ở Nam Mỹ đã khiến gã khổng lồ làng điện tử Nhật Bản – Toshiba đứng trước bờ vực phá sản. Để cứu vãn tình trạng này, Toshiba cho biết sẽ bán mảng kinh doanh chip, và cổ phần ở những công ty con. Trước đó, hãng đã bán mảng sản xuất bộ nhớ, mảng thiết bị điện tử tiêu dùng, thiết bị y tế...

Logo của Toshiba tại một cửa hàng bán lẻ đồ điện tử tại Tokyo
Chip là một trong những thiết bị trọng tâm trong việc phát triển robot, trí tuệ nhân tạo và IoT. Vì vậy, có nguồn tin cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp, có thể sẽ sử dụng Luật Ngoại hối, Luật ngoại thương để kiểm soát việc đấu giá nếu cần để giảm thiểu nguy cơ về an ninh quốc gia. Hôm thứ 4 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản đã từ chối bình luận về việc chip nhớ của Toshiba có phải là một công nghệ nhạy cảm hay không?
Theo hai Luật này, một công ty nước ngoài muốn sở hữu các công ty công nghệ của Nhật cần phải được sự cho phép của Chính phủ. Trong nhiều năm qua, hai luật này dường như chỉ được sử dụng hai lần để ngăn chặn các đối tác nước ngoài mua cổ phần mảng máy ảnh và thiêt bị y tế của Olympus Corp bởi công nghệ quang học trong hai mảng này cũng được sử dụng trong các trang thiết bị quân sự.
Trước đó, sau khi rao bán mảng chip, Toshiba cũng đã có lần đề cập tới việc có vẻ như các nhà đầu tư của Mỹ quan tâm và sẵn sang trả giá cao hơn. Tại thời điểm đánh tiếng rao bán, có một số nhà đầu tư của Mỹ như công ty lưu trữ dữ liệu Western Digital - đơn vị cùng với Toshiba điều hành một nhà máy chip Nhật Bản, đối thủ Micron Technology Inc và các nhà đầu tư tài chính như Bain Capital. Ngoài ra còn có một số nhà thầu khác như: nhà sản xuất chip Hàn Quốc SK Hynix Inc., Foxconn - nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới và TSMC - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới.