Giải mã hiện tượng “bóng đen” trên vỉa hè

GD&TĐ - Bóng đen của con người và nhiều đồ vật, như xe đạp, được tìm thấy rải rác trên vỉa hè và các tòa nhà của Hiroshima và Nagasaki.

Giải mã hiện tượng “bóng đen” trên vỉa hè

Bóng đen của con người và nhiều đồ vật, như xe đạp, được tìm thấy rải rác trên vỉa hè và các tòa nhà của Hiroshima và Nagasaki, hai trong số những thành phố lớn nhất ở Nhật Bản, sau vụ nổ bom nguyên tử ở mỗi thành phố vào ngày 6 và 9/8/1945.  

Những cái bóng có thể đã gói gọn khoảnh khắc cuối cùng của những nạn nhân trong vụ thảm họa. Nhưng chúng được tạo nên như thế nào?

Theo Tiến sĩ Michael Hartshorne tại Bảo tàng Lịch sử và Khoa học Hạt nhân quốc gia ở Albuquerque, New Mexico, khi mỗi quả bom hạt nhân phát nổ, ánh sáng và sức nóng dữ dội từ chúng sẽ nhanh chóng lan tỏa ra môi trường xung quanh. Những bằng chứng lịch sử cho thấy, quả bom có thể “tẩy trắng” bê tông, đá, hay những bức tường có mặt hướng về phía vụ nổ.

Trong khi đó, các vật thể và cả con người nằm trên đường đi của chúng đã vô tình che chắn cho các vật thể phía sau bằng cách hấp thụ ánh sáng và năng lượng. Nói cách khác, những cái bóng kỳ lạ đó thực ra chính là màu sắc thật của vỉa hè, đường phố, hay các tòa nhà tại Hiroshima và Nagasaki từ trước khi xảy ra vụ nổ, chứ không hề có hiện tượng siêu nhiên nào khác.

Sở dĩ màu sắc của chúng trông như bị tối đen là bởi gần như toàn bộ phần bề mặt của thành phố xung quanh đã bị phủ trắng do sức công phá của quả bom.

Năng lượng cường độ cao được giải phóng trong một vụ nổ nguyên tử là kết quả của sự phân hạch hạt nhân. Theo Tổ chức Di sản Nguyên tử, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, D.C., quá trình phân hạch xảy ra khi một neutron va vào hạt nhân của một nguyên tử nặng, như đồng vị uranium 235 hoặc plutonium 239.

Trong va chạm, hạt nhân của nguyên tố bị vỡ ra, giải phóng một lượng lớn năng lượng. Vụ va chạm ban đầu tạo ra một phản ứng dây chuyền tiếp tục cho đến khi tất cả nguyên liệu gốc cạn kiệt.

Alex Wellerstein, Phó Giáo sư nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Viện Công nghệ Stevens ở New Jersey, cho biết: “Phản ứng dây chuyền xảy ra theo kiểu tăng trưởng theo cấp số nhân, kéo dài một phần nghìn giây. Phản ứng này phân chia khoảng một nghìn tỷ, nghìn tỷ nguyên tử trong khoảng thời gian đó trước khi kết thúc”.

Các vũ khí nguyên tử được sử dụng trong các cuộc tấn công năm 1945 được cung cấp nhiên liệu bởi uranium 235 và plutonium 239 và giải phóng một lượng nhiệt khổng lồ và bức xạ gamma sóng cực ngắn.

Theo báo cáo của Real Clear Science, bức xạ gamma do bom nguyên tử phóng ra cũng truyền đi dưới dạng nhiệt năng có thể đạt tới 10.000 độ F (5.538 độ C). Khi năng lượng tác động vào một vật thể, chẳng hạn như một chiếc xe đạp hoặc một người, năng lượng sẽ bị hấp thụ, che chắn các vật thể trên đường đi và tạo ra hiệu ứng tẩy trắng xung quanh vùng tối.

Trên thực tế, ban đầu có thể có nhiều bóng tối, nhưng hầu hết các bóng tối sẽ bị phá hủy bởi các đợt nổ và sức nóng sau đó”, TS Hartshorne nói với Live Science.

Ngày 6/8/1945, quả bom nổi tiếng mang tên “Cậu bé” (Little Boy) được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Ba ngày sau, một máy bay ném bom B-29 khác của Mỹ được phái đi ném bom để hủy diệt thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ, trong khi số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.