Du lịch vũ trụ phát triển có ảnh hưởng đến môi trường?

GD&TĐ - Sau nhiều năm chờ đợi, chuyến hành trình lên vũ trụ của Richard Branson trên con tàu Virgin Galactic vào tháng này đáng lẽ phải coi là một chiến thắng vẻ vang.

Du lịch vũ trụ phát triển có ảnh hưởng đến môi trường?

Thay vào đó, hành trình này đã thu hút những lời chỉ trích đáng kể về lượng khí thải carbon của nó.

Với việc Jeff Bezos phóng tên lửa Blue Origin vào ngày 20/7 và SpaceX của Elon Musk lên kế hoạch cho một sứ mệnh quỹ đạo toàn dân vào tháng 9, ngành du lịch vũ trụ còn non trẻ nhận thấy họ đang phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa về tác động lên môi trường.

“Lượng khí thải carbon dioxide hoàn toàn không đáng kể so với các hoạt động khác của con người hoặc thậm chí là so với hàng không thương mại”, cố vấn khí hậu của NASA Gavin Schmidt nói với AFP.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học lo lắng về khả năng gây hại lâu dài khi ngành công nghiệp này đang sẵn sàng cho những bước phát triển lớn, đặc biệt là trong thời điểm tác động đến tầng ôzôn ở tầng thượng khí quyển vẫn còn chưa được hiểu rõ.

Virgin Galactic, đã hứng chịu nhiều chỉ trích trong các bản tin trên CNN và Forbes, cũng như trên phương tiện truyền thông xã hội, vì đưa tỷ phú Jeff Bezos – nhà sáng lập của mình lên vũ trụ trong chuyến du ngoạn kéo dài vài phút trên một con tàu vũ trụ chạy bằng nguyên liệu hóa thạch, tạo ra lượng khí thải carbon tương đương với vé hạng thương gia từ Luân Đôn đến New York.

“Chúng tôi đã thực hiện các bước để cân bằng lượng khí thải carbon từ các chuyến bay thử nghiệm của mình và đang xem xét các cơ hội để cân bằng lượng khí thải carbon cho các chuyến bay của khách hàng trong tương lai, và giảm lượng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng”, Virgin Galactic phát biểu với AFP.

Nhưng trong khi các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương chở hàng trăm người, chuyến bay của Virgin chỉ bao gồm 6 hành khách trong khi phát thải ở mức 4,5 tấn/người, theo một phân tích được công bố bởi nhà vật lý thiên văn người Pháp Roland Lehoucq và các đồng nghiệp trên tạp chí The Conversation. Con số đó gần tương đương với việc lái một chiếc ô tô thông thường vòng quanh Trái đất.

SpaceShipTwo của Virgin Galactic sử dụng một loại cao su tổng hợp làm nhiên liệu và đốt cháy nó trong oxit nitơ, một loại khí nhà kính mạnh. Nhiên liệu bơm carbon đen vào tầng bình lưu trên, cách mặt đất 30 - 50 km.

Các hạt này có thể gây ra nhiều tác động, từ phản xạ ánh sáng Mặt trời và gây ra hiệu ứng mùa đông hạt nhân đến việc đẩy nhanh các phản ứng hóa học làm suy giảm tầng ôzôn. Virgin Galactic cho biết họ muốn thực hiện 400 chuyến bay mỗi năm.

So với các phi cơ vũ trụ SpaceShipTwo của Virgin Galactic, Blue Origin sạch hơn nhiều, theo một bài báo gần đây của nhà khoa học Martin Ross từ Aerospace, công ty của Bezos đăng trên Twitter.

Đó là bởi vì nó đốt cháy hydro lỏng và oxy lỏng làm nhiên liệu và thải ra hơi nước. Tên lửa phóng thẳng đứng có thể tái sử dụng của Blue Origin gây ra tổn thất tầng ôzôn ít hơn hàng trăm lần và áp lực lên khí hậu ít hơn 750 lần so với của Virgin, theo tính toán của công ty vũ trụ.

Nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn sạch.

Ross nói với AFP: “Cần điện để tạo ra oxy lỏng và hydro lỏng. Từ đó bạn có thể quay ngược và tính toán lượng điện đã được sử dụng để tạo ra chất đẩy. Nó phụ thuộc vào việc bạn nhìn lại chuỗi cung ứng bao xa”.

Khi SpaceX đưa 4 hành khách giàu có lên không gian vào tháng 9, họ sẽ sử dụng tên lửa Falcon 9, theo tính toán cho thấy lượng khí thải carbon tương đương 395 chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.