Cuộc sống muôn màu: NASA tìm sự sống trên vệ tinh sao Thổ

GD&TĐ - Sứ mệnh khởi đầu vào năm 2026. Năm 2034, drone đổ bộ lên vệ tinh Titan và hoạt động trên đó ít nhất là trong 2,5 năm.

Cuộc sống muôn màu: NASA tìm sự sống trên vệ tinh sao Thổ

NASA tìm sự sống trên vệ tinh sao Thổ

Thiết bị bay tự động (drone) của NASA sẽ được đưa lên vệ tinh Titan (vệ tinh lớn nhất của sao Thổ). Thiết bị hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân. Các chuyên gia NASA cho biết, đây là sứ mệnh chưa từng có trong lịch sử.

NASA sẽ tìm kiếm các dạng sống mới trên vệ tinh Titan. Thiết bị bay tự động có tên là Dragonfly sẽ nghiên cứu thành phần hóa học của Titan, đồng thời tìm hiểu xem ở đó có dạng sống nào không. Sứ mệnh khởi đầu vào năm 2026. Năm 2034, drone đổ bộ lên vệ tinh Titan và hoạt động trên đó ít nhất là trong 2,5 năm.

Trung Quốc dự định xây máy gia tốc hạt

Trung Quốc dự định xây dựng máy gia tốc điện tử - positron có chiều dài 100 km, có khả năng “làm lu mờ” Máy Gia tốc hạt lớn LHC của Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu CERN.

Những thành phần đầu tiên của máy gia tốc mới sẽ được lắp đặt vào năm 2022. Cho đến nay, đã có một vài địa điểm được đề xuất làm nơi xây dựng cỗ máy như tỉnh Hà Bắc, Thiểm Tây, Quảng Đông. Sau khi biết kế hoạch của Trung Quốc, Nhật Bản dự định chế tạo máy gia tốc riêng. Ngoài ra, CERN cũng lên kế hoạch xây dựng thêm 2 máy gia tốc hạt mới.

Trí tuệ nhân tạo giúp nghiên cứu Mặt trăng

Cơ quan Vũ trụ Nga Roskosmos dự định sử dụng robot có trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu Mặt trăng. Kế hoạch này được lập ra cho 20 năm sắp tới.

Cơ quan Vũ trụ Nga Roskosmos cho rằng, robot với trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên rất hữu ích đối với các chuyến bay có phi hành đoàn lên Mặt trăng. Sự hợp tác của phi hành gia với robot kiểu mới này sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, giúp giảm thiểu nguy cơ đối với con người khi làm việc trên Mặt trăng.

Theo Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

GD&TĐ - Lionel Messi có thể lần đầu chơi bóng tại Ngoại hạng Anh trong nỗ lực cùng tuyển Argentina chuẩn bị cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch World Cup.