Chiến lược an ninh mạng trị giá 4,5 tỉ euro của châu Âu

GD&TĐ - Ủy ban và Đại diện cấp cao của Liên minh Chính sách An ninh và Đối ngoại châu Âu vừa đưa ra Chiến lược An ninh mạng mới của châu lục.

Các nhà chức trách tổ chức họp báo về chiến lược an ninh mạng tại trụ sở của EU ở Brussels, Bỉ.
Các nhà chức trách tổ chức họp báo về chiến lược an ninh mạng tại trụ sở của EU ở Brussels, Bỉ.

Title: Chiến lược an ninh mạng trị giá 4,5 tỉ euro của châu Âu: Tăng cường năng lực phòng thủ

Chiến lược này sẽ nâng cao tính kiên cường của cả châu Âu trước các mối đe dọa trên không gian mạng và giúp bảo đảm mọi công dân và doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi đầy đủ từ các dịch vụ và công cụ kỹ thuật số đáng tin cậy, an toàn. 

Chiến lược An ninh mạng cũng cho phép Liên minh châu Âu (EU) nâng cao vai trò lãnh đạo về các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế trong không gian mạng, đồng thời tăng cường hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới để thúc đẩy một không gian mạng toàn cầu cởi mở, ổn định và an toàn, dựa trên nền tảng pháp quyền, nhân quyền, các quyền tự do cơ bản và các giá trị dân chủ.

Bên cạnh đó, Ủy ban trên đang đưa ra các đề xuất để giải quyết khả năng phục hồi không gian mạng, cơ sở của các thực thể quan trọng. Đó là Chỉ thị về các biện pháp đối với mức độ an ninh mạng chung cao trên toàn Liên minh (NIS 2) và Chỉ thị mới về khả năng phục hồi của các thực thể quan trọng. Chúng bao gồm một loạt các lĩnh vực nhằm mục đích giải quyết các rủi ro trực tuyến, ngoại tuyến và trong tương lai, từ tấn công mạng đến tội phạm hay thảm họa thiên nhiên một cách thống nhất và bổ sung cho nhau.

Chiến lược An ninh mạng mới nhằm mục đích bảo vệ một Internet toàn cầu và cởi mở, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ, không chỉ để đảm bảo an ninh, mà còn giữ gìn các giá trị châu Âu và các quyền cơ bản của mọi người. Dựa trên những thành tựu của những tháng và năm qua, nó bao gồm các đề xuất cụ thể cho các sáng kiến về quy định, đầu tư và chính sách, trong 3 lĩnh vực hành động của EU:

Khả năng phục hồi, chủ quyền công nghệ và dẫn đầu

Châu Âu bảo vệ công dân trước tội phạm không gian mạng.
Châu Âu bảo vệ công dân trước tội phạm không gian mạng.

Lĩnh vực hành động này bao gồm các đề xuất về cải cách mạng lưới và các quy tắc an ninh về hệ thống thông tin để tăng cường sự phục hồi cho các cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia, thuộc các khu vực công và tư quan trọng. Trong đó có bệnh viện, lưới điện, đường sắt, trung tâm dữ liệu, cơ quan hành chính nhà nước, phòng nghiên cứu - sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm, cũng như cơ sở hạ tầng và dịch vụ quan trọng khác trong một môi trường ngày càng phức tạp và có nhiều mối đe dọa.

Ủy ban đề xuất khởi động một mạng lưới các trung tâm điều hành an ninh trên toàn EU, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Nó sẽ tạo ra một “lá chắn an ninh mạng” thực sự cho EU, có thể phát hiện các dấu hiệu của một cuộc tấn công mạng đủ sớm và cho phép chủ động hành động, trước khi có thiệt hại.

Các biện pháp bổ sung sẽ bao gồm hỗ trợ dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), tăng nỗ lực nâng cao trình độ cho lực lượng lao động, thu hút và giữ chân nhân tài về an ninh mạng và đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới, cạnh tranh và dựa trên sự xuất sắc.

Ngăn ngừa, ngăn chặn và ứng phó 

Chiến lược mới của EU nhằm tăng cường năng lực phòng thủ. Ảnh minh họa.
Chiến lược mới của EU nhằm tăng cường năng lực phòng thủ. Ảnh minh họa.      

Ủy ban đang chuẩn bị một đơn vị không gian gian mạng chung mới thông qua một quá trình tiến bộ và toàn diện với các nước thành viên, để tăng cường hợp tác giữa các cơ quan của EU và các cơ quan chức năng thuộc các nước thành viên chịu trách nhiệm ngăn ngừa, ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công mạng, bao gồm lĩnh vực dân sự, hình sự, ngoại giao và quốc phòng. 

Đại diện cấp cao đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường công cụ ngoại giao không gian mạng EU nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn, răn đe và phản ứng hiệu quả trước các hoạt động mạng độc hại, đặc biệt là những hoạt động ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quan trọng, các chuỗi cung ứng, thể chế và tiến trình dân chủ.

EU cũng hướng đến mục tiêu tăng cường hơn nữa hợp tác phòng thủ và phát triển khả năng phòng thủ không gian mạng hiện đại dựa trên công việc của Cơ quan Phòng thủ châu Âu, đồng thời khuyến khích các nước thành viên sử dụng tối đa sự hợp tác có cơ cấu lâu dài và Quỹ Phòng vệ châu Âu.

Thúc đẩy không gian mạng mở  

EU sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đối tác quốc tế để củng cố trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ, thúc đẩy an ninh và ổn định quốc tế trong không gian mạng, đồng thời bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản trên mạng.

Liên minh sẽ thúc đẩy các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế phản ánh các giá trị cốt lõi trên của EU bằng cách hợp tác với các đối tác quốc tế của mình tại Liên Hợp Quốc và các diễn đàn có liên quan khác.

EU sẽ tăng cường hơn nữa công cụ ngoại giao không gian mạng của mình, nỗ lực xây dựng năng lực mạng cho các nước thứ 3 bằng cách phát triển Chương trình nghị sự về xây dựng mạng bên ngoài EU.

Các cuộc đối thoại về không gian mạng với các nước thứ 3, các tổ chức khu vực và quốc tế cũng như cộng đồng nhiều bên sẽ được tăng cường. Bên cạnh đó, EU sẽ hình thành Mạng lưới ngoại giao không gian mạng của mình trên toàn thế giới để thúc đẩy tầm nhìn về không gian mạng.

EU cam kết hỗ trợ Chiến lược An ninh mạng với mức đầu tư chưa từng có trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong 7 năm tới thông qua ngân sách dài hạn tiếp theo của EU, đặc biệt là Chương trình châu Âu kỹ thuật số và Horizon Europe cũng như Kế hoạch phục hồi cho châu Âu.

Do đó, các quốc gia thành viên được khuyến khích sử dụng Cơ sở phục hồi EU để tăng cường an ninh mạng và phù hợp với đầu tư ở cấp độ EU. Mục tiêu là đạt được khoản đầu tư kết hợp lên tới 4,5 tỉ euro từ EU, các quốc gia thành viên và ngành liên quan, đồng thời đảm bảo một phần lớn sẽ đến với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ủy ban cũng nhằm mục tiêu tăng cường năng lực công nghiệp và công nghệ của EU trong an ninh mạng, bao gồm thông qua các dự án được hỗ trợ bởi ngân sách quốc gia và EU.

EU có cơ hội duy nhất để tổng hợp tài sản của mình nhằm nâng cao quyền tự chủ chiến lược và thúc đẩy vị trí dẫn đầu về an ninh mạng trên toàn bộ chuỗi cung ứng kỹ thuật số (bao gồm dữ liệu và đám mây, công nghệ xử lý thế hệ mới, kết nối siêu an toàn và mạng 6G) theo các giá trị và những ưu tiên của mình.

Bảo mật mạng 5G và hơn thế nữa

Theo Chiến lược An ninh mạng mới, các quốc gia thành viên được khuyến khích hoàn thành việc triển khai hộp công cụ 5G của EU - một phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro toàn diện và khách quan cho bảo mật của 5G và các thế hệ mạng sau này.

Theo một báo cáo được công bố về an ninh mạng 5G và tiến độ trong việc triển khai hộp công cụ của EU về các biện pháp giảm thiểu kể từ báo cáo tiến độ vào tháng 7/2020, hầu hết các quốc gia thành viên đã và đang theo dõi tốt việc thực hiện các biện pháp khuyến nghị.

Bây giờ họ nên đặt mục tiêu hoàn thành việc triển khai vào quý II của năm 2021 và đảm bảo các rủi ro đã xác định được giảm thiểu bằng cách phối hợp, đặc biệt là giảm thiểu sự tiếp xúc với các nhà cung cấp có nguy cơ cao và tránh phụ thuộc vào các nhà cung cấp này. 

Ủy ban châu Âu và Đại diện cấp cao cam kết thực hiện Chiến lược An ninh mạng mới trong những tháng tới. Họ sẽ thường xuyên báo cáo về những tiến bộ đã đạt được và để Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu và các bên biết thông tin và tham gia vào mọi hoạt động liên quan. 

Giờ đây, Nghị viện và Hội đồng châu Âu sẽ xem xét và thông qua Chỉ thị NIS 2 được đề xuất và Chỉ thị về khả năng phục hồi các thực thể quan trọng. Khi các đề xuất được nhất trí và thông qua, các quốc gia thành viên sẽ phải chuyển đổi chúng trong vòng 18 tháng kể từ khi có hiệu lực.

Ủy ban sẽ xem xét định kỳ Chỉ thị NIS 2 và Chỉ thị về khả năng phục hồi các đối tượng quan trọng và báo cáo về hoạt động của chúng.

Theo EU, Chiến lược An ninh mạng mới nhằm tăng cường “năng lực phòng thủ” của khối trước nguy cơ tin tặc. Cụ thể, “lục địa già” đặt mục tiêu xây dựng một “lá chắn mạng toàn EU” (Cyber Shield) nhằm liên kết với các cơ quan an ninh quốc gia sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy móc giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tấn công, thành lập một đơn vị an ninh mạng hỗn hợp (JCU) để phản ứng với    các sự cố và mối đe dọa, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia với những tổ chức như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo Europa

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...