Bắn phá sao Hỏa - ý tưởng gây tranh cãi

GD&TĐ - Nhà tỷ phú Mỹ Elon Musk dự định quay trở lại với kế hoạch đã vạch ra từ vài năm trước: Bắn phá bề mặt sao Hỏa với mục đích giải phóng carbon dioxide (CO2) bị “cầm tù” trong đất, đồng thời làm hành tinh ấm lên. Điều này khiến cho sao Hỏa trở thành hành tinh có thể sống được.

Liệu sao Hỏa có thể biến đổi thành Trái đất thứ hai?
Liệu sao Hỏa có thể biến đổi thành Trái đất thứ hai?

Ý tưởng thả bom nguyên tử xuống sao Hỏa lần đầu tiên được Elon Musk đề xuất là vào năm 2015. Những chi tiết chưa rõ ràng của ý tưởng vẫn có đủ giá trị để các nhà khoa học quan tâm đến. Các nhà khoa học ước tính lượng CO2 có thể giải phóng từ đất sao Hỏa sau khi bắn phá bề mặt của hành tinh này và thấy rằng thực hiện kế hoạch đó là không hiệu quả. “Thời gian gần đây có nhiều thảo luận công khai về đề tài lợi ích tiềm tàng từ việc địa khai hóa sao Hỏa để có thể sống được trên hành tinh này. Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không thể làm việc đó với công nghệ hiện có. Không thể đưa CO2 vào khí quyển một cách đơn giản như vậy” - Giáo sư Bruce Jakosky, đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết như vậy.

Năm ngoái, xuất hiện thông tin cho rằng ném bom xuống sao Hỏa không thể giải phóng được toàn bộ CO2 tích tụ trên hành tinh này. Musk đón nhận thông tin này một cách bình thản. Ông nói rằng trên sao Hỏa không có đủ lượng CO2 cần thiết để việc địa khai hóa trở nên khả thi. Tuy nhiên hiện giờ, trên Tweeter, Musk quay trở lại với ý tưởng gây tranh cãi của mình. Thậm chí, ông còn cho thiết kế những chiếc áo T-shirt đặc biệt nhân dịp này.

Việc làm đó của Musk nói lên điều gì? Các nhà phân tích cho rằng có thể Musk muốn chứng tỏ mình là con người khó hiểu.

Việc giải phóng toàn bộ trữ lượng CO2 tại các địa cực sao Hỏa cũng chỉ đáp ứng được 1,5% nhu cầu tối thiểu để tạo nên hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Thậm chí, nếu khai thác toàn bộ lượng khí tích tụ dưới bề mặt sao Hỏa, thì cũng chỉ làm tăng khoảng 10% lượng CO2. Hơn nữa, quá trình này rất tốn kém và không hiệu quả, bởi việc giải phóng CO2 bằng bom nguyên tử khiến cho một phần lớn CO2 thoát ra không gian vũ trụ.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ