Khi trẻ con làm mất tự do người lớn…

Khi trẻ con làm mất tự do người lớn…

Phạm Duy Đức là người đã hành hung em N.G.K. (7 tuổi, học sinh lớp 1A3 Trường tiểu học Hữu Nghị) vì cho rằng nam sinh này mâu thuẫn với con trai ông học cùng lớp.

Vụ việc này đã khiến dư luận bức xúc nhiều ngày qua. Thế nhưng, đây không phải là lần đầu tiên, phụ huynh vì bênh con mình mà sẵn sàng dùng vũ lực với những em nhỏ khác.

Câu chuyện tương tự xảy ra vào ngày 6/11/2019, cháu N.A đang chơi cầu lông cùng con trai ông Trần Đức Hà (sinh năm 1970, trú tại phòng 701, nhà L2, Ciputra) tại khu vui chơi chung giữa tòa nhà P và L khu đô thị Ciputra, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Do nghi ngờ cháu N.A cầm vợt cầu lông của con mình, ông Trần Đức Hà đã đánh cháu bé trai 12 tuổi này gây chấn thương sọ não.

Việc phụ huynh bênh con mình bất kể đúng sai không phải chuyện hiếm gặp. Có những trường hợp phụ huynh còn bênh con theo kiểu " xã hội đen" dùng vũ lực đánh để "dằn mặt", "thị uy" với đối phương.

Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục có thành công hay không là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Đối với trường hợp của em học sinh N.G.K, đáng lẽ phụ huynh của các em phải là người hiểu chuyện xích mích giữa các con ở trường là việc rất đơn giản và thường gặp. Vì vậy việc phối hợp với nhà trường, cũng như trao đổi với phụ huynh của em N.G.K để giúp các con hiểu ra câu chuyện, phân biệt đúng sai.

Cha mẹ nên là nhịp cầu nối giúp các con hòa đồng, làm bạn với nhau chứ tuyệt nhiên không thể là người trực tiếp đứng ra giải quyết câu chuyện xích mích của con trẻ theo lối côn đồ được.

Việc cơ quan Công an TP Hòa Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Phạm Duy Đức về tội "cố ý gây thương tích" do hành hung em N.G.K. là việc đau xót, nhưng phải làm. Đây là bài học nghiêm khắc để những người làm cha, làm mẹ thấy và hiểu mình nên bênh con như thế nào cho đúng, không trở thành kẻ vi phạm pháp luật.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ