Khi trào lưu "song hành" biến tướng

Khi trào lưu "song hành" biến tướng
Chỉ vì một vài trò đùa
Chỉ vì một vài trò đùa "vô thức", giới trẻ đã vô tình làm xấu cả một trào lưu.

(GD&TĐ) - Theo thói quen của hầu hết các trường đại học, cao đẳng, khi đã hoàn thành chương trình giảng dạy cho SV năm cuối. Phần còn lại của năm học là khoảng thời gian sinh viên tập trung vào nghiên cứu, chuẩn bị luận văn hoặc ôn luyện cho các kì thi, nhưng cũng không thể bỏ qua một việc vô cùng quan trọng: chụp ảnh kỷ yếu. Tuy nhiên không biết từ lúc nào, chỉ vì một vài trò đùa "vô thức", giới trẻ đã vô tình làm xấu cả một trào lưu.

Lâu nay, chụp ảnh kỉ yếu trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi sinh viên. Những nụ cười hạnh phúc, những giọt nước mắt nghẹn ngào, những cái nắm tay, những cái ôm thật chặt, tất cả đều được lưu lại trong bộ ảnh.

Họ sẽ tranh thủ những ngày cuối tuần nắng đẹp để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ bên bạn bè, thầy cô. "Hậu trường" chụp ảnh kỷ yếu cũng không khác gì hậu trường của một cuộc trình diễn nghệ thuật. Các nhân vật trong bộ ảnh kỷ yếu nô nức chuẩn bị trang phục đẹp, đa số "diện" áo cử nhân, áo dài, com-lê trang trọng,... Nếu bộ ảnh được thực hiện nơi công cộng, người đi đường cũng không tiếc thời gian ngoái lại nhìn. 

Những bộ ảnh kỷ yếu đẹp lung linh cứ thế xuất hiện, giây phút bên nhau, ai ai cũng nở nụ cười và ánh mắt dâng lên niềm tin vào một tương lai rạng rỡ đang chờ đón. Một sinh viên chia sẻ: “Không còn bao lâu nữa chúng mình sẽ bước vào thời kì làm luận văn tốt nghiệp, bạn bè cùng lớp ít khi gặp gỡ.

Vì vậy, cả lớp quyết định chọn dịp cuối tuần để chụp ảnh lưu niệm. Sắp chia tay cuộc sống sinh viên rồi, sao mà lưu luyến quá..."

Nhưng, "đồng hành" với sự phát triển của công nghệ, trào lưu chụp ảnh kỷ yếu ngày nay cũng khác xưa rất nhiều. Ảnh kỷ yếu được giới trẻ "lưu" trên mạng xã hội như một "món hàng" mới, độc, lạ để khoe với bạn bè.

Họ cũng không phải chờ đến mùa bế giảng mà có thể chụp ảnh kỷ yếu bất cứ lúc nào, nơi nào họ muốn. Bỗng dưng một trào lưu quen thuộc lại trở nên "siêu hot" nhờ những biến tấu không thể tin nổi của giới trẻ. 

Không ít bạn trẻ vì muốn thể hiện sự khác người mà sẵn sàng nghĩ ra những ý tưởng chụp ảnh kỷ yếu vô cùng phản cảm.

Cách đây chưa lâu, bức ảnh xếp chữ "sex" trước Hoàng thành Thăng Long của sinh viên N.H đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng, không dừng lại ở đó, nhiều hình ảnh khác như bung áo vờ khỏa thân, giả "ẩu đả" tại Quốc Tử Giám... cũng nhận được nhiều chỉ trích trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, một số ảnh kỷ yếu với những ý tưởng "không giống ai" của sinh viên cũng nhận nhiều ý kiến chê trách. Không chỉ nam sinh tinh nghịch mà nữ sinh cũng không ngại ngần khi chụp các kiểu ảnh lạ lùng.

Có bức ảnh, nữ sinh đứng phanh áo cử nhân làm động tác giả vờ khoe không mặc đồ còn các bạn nam đứng nhìn thích thú. Bức ảnh một nhóm nữ sinh túm áo dài, giả vờ gây sự với nhau trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng bị đánh giá không tốt.

Đáng tiếc, ngay khi những tấm ảnh kỷ yếu phản cảm được hoàn thiện, họ "hồ hởi" chia sẻ trên mạng xã hội với thái độ cực kỳ vô tư, phấn khích. Rõ ràng, hành động "bồng bột" của một số thành phần đã vô tình ảnh hưởng đến cả một thế hệ, ngay cả những người đồng tuổi cũng cảm thấy khó chấp nhận. 

Đành rằng giới trẻ có nhiều lý do mà bản thân họ cho là "chính đáng" để dẫn đến những hành động đó, sống trong thời tự do ngôn luận, họ phải được nói lên tiếng nói của mình.

Tất nhiên, không có luật cấm những hành động ấy, nhưng thật buồn vì phần lớn "chủ nhân" của những tấm ảnh kỷ yếu phản cảm lại là những người trẻ có tri thức. Một số ý kiến cho rằng nên thông cảm với thế hệ "nhất quỷ nhì ma", họ tinh nghịch và thiếu suy nghĩ.

Theo đó, đa số sinh viên đều mong muốn có những bộ ảnh kỷ yếu đẹp, độc đáo. Bởi vậy, họ không ngừng nghĩ ra các ý tưởng quái lạ và đôi khi đi quá đà. Khi chụp xong, các bạn vẫn không nhận ra vấn đề và hồn nhiên đưa ảnh lên mạng. 

Nhiều người lớn tuổi cũng nhìn nhận khá nhẹ nhàng và bao dung với các bạn trẻ mắc sai lầm bằng tiếng thờ dài: "Đáng tiếc, tuổi trẻ biết ăn biết chơi nhưng không biết chọn đúng lúc, đúng chỗ".

Nhưng phần lớn là những  ý kiến chê trách và cái nhìn nghiêm khắc,  hành động trên khác biệt nhưng không hề "đáng tự hào" chút nào. Người lớn cũng nên suy nghĩ thật kỹ trước khi "bao dung", nếu không giới trẻ sẽ hiểu lầm rằng họ được cổ xúy cho những hành động lệch lạc. 

Mừng vì giới trẻ ngày càng tạo ra nhiều trào lưu đẹp, ý nghĩa nhưng thật buồn vì sự phát triển của trào lưu cũng tỉ lệ thuận với sự bùng phát của biến tướng. Ngăn chặn những biến tướng có lẽ là điều bất khả thi trong thời buổi mà công nghệ nắm thế "thượng phong".

Suy cho cùng, hành động ý thức hay thiếu ý thức phụ thuộc ở nhận thức của mỗi cá nhân. Có lẽ, bên cạnh những bài học chinh phục đỉnh cao tri thức, xã hội cũng nên quan tâm nhiều đến việc hình thành nhân cách cho giới trẻ.

Mừng vì giới trẻ ngày càng tạo ra nhiều trào lưu đẹp, ý nghĩa nhưng thật buồn vì sự phát triển của trào lưu cũng tỉ lệ thuận với sự bùng phát của biến tướng.

Mai Thủy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.