Khi tiếng Việt là… ngoại ngữ

Khi tiếng Việt là… ngoại ngữ

Kỳ cuối:  Đũa thần của thành công

(GD&TĐ) - Nhiều người bảo nhau: Dân mình sao cứ sính Tây, cái gì mà có chút yếu tố nước ngoài vào là sẽ có giá, được hâm mộ. Nghe thì có vẻ phiến diện, nhưng nếu cứ ngó vào lĩnh vực giải trí với những cái tên MC, diễn viên rõ loằng ngoằng - dù đọc cũng phải trẹo hết cả mồm - nhưng chỉ cần xướng lên là thấy khán giả khản giọng cổ vũ, vỗ tay rần rần, sẽ lý giải tại sao các nhà đài, phim trường, sân khấu ca nhạc… thích mời các ông Tây đến vậy. 

Nhón chân vào Showbiz

Người đẹp “Cuộc đua kỳ thú 2013” Hari Ca sỹ Hàn Quốc lấn sân thị trường Việt Nam Sky Người đẹp “Cuộc đua kỳ thú 2013” Hari Ca sỹ Hàn Quốc lấn sân thị trường Việt Nam Sky

Người đẹp “Cuộc đua kỳ thú 2013” Hari

Ca sỹ Hàn Quốc lấn sân thị trường Việt Nam Sky

Cao ráo, vẻ điển trai theo hình mẫu chung của thanh niên phương tây, nhưng chỉ với bấy nhiêu đó chắc chắn không đủ để một thanh niên Mỹ vốn là giáo viên của một dự án dạy tiếng Anh ở Hậu Giang có thể trở thành một hiện tượng trong làng giải trí Việt. Tài sản quý giá giúp Kyo York “nhón chân” vào showbiz là lưng vốn những bài hát tiếng Việt mà anh dày công “dành dụm”.  Đó cũng là “đòn bẩy” để Kyo York có dịp xuất hiện trên các chương trình giải trí truyền hình, làm MC, tham gia đóng một số bộ phim có vai “Tây nói tiếng Việt”. 

Xuất phát điểm cũng từ việc thông thạo tiếng Việt và được chú ý, các cặp đôi Tây – Việt tham gia chương trình “Cuộc đua kỳ thú” phiên bản Việt Nam cũng rất được chú ý. Năm 2012, chàng trai đến từ Mỹ Richie đã đem đến cho khán giả những khoảnh khắc khá thú vị. Sự hồn nhiên, đáng yêu, tinh thần chơi hết mình của Richie đã khiến anh chàng người Mỹ này dành được khá nhiều tình cảm của khán giả theo dõi chương trình, êkíp sản xuất và các bạn chơi. Sau cuộc chơi, Richie đã được mời đóng vai chính trong loạt phim truyền hình “Hai trái tim vàng” và trở thành gương mặt ăn khách của nhà đài Trung ương và địa phương. 

Năm 2013, cô gái Hàn Quốc Hari cùng rapper Đinh Tiến Đạt là cặp đôi rất được yêu thích trong chương trình. Vẻ ngoài xinh xắn, giọng Việt lơ lớ và nhiều cử chỉ rất đáng yêu đã giúp Hari thu hút một lượng fan hâm mộ đáng kể. Được biết Hari sinh năm 1985, hiện đang là sinh viên năm 3 - khoa Việt Nam học – Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn (ĐHQG HN). Sau chương trình Cuộc đua kỳ thú, các chương trình Talk show, báo giới đã liên tục mời Hari đến cộng tác. Và với gương mặt xinh đẹp, thơ ngây, tương lai Hari còn có thể trở thành một diễn viên truyền hình ăn khách.

Một gương mặt cũng được coi thành công nhờ tiếng Việt trong showbiz là ca sỹ Sky Kang Ha Neul. Cô là người Hàn Quốc đầu tiên lấn sân sang thị trường âm nhạc Việt. Có tình cảm với ca sĩ vắn số Wanbi Tuấn Anh, cô quyết tâm trau dồi tiếng Việt, học viết chữ, phát âm chuẩn và cất tiếng hát. Sky gọi Việt Nam là quê hương thứ 2 của mình. Cô gái xinh đẹp mê món ăn Việt Nam, thích hát dân ca, thích mặc áo dài Việt. Cô luôn nghĩ mình là người Việt Nam.

Chạm ngõ làng văn Việt

Nhà Đông phương học người Nga Daria Mishukova
Nhà Đông phương học người Nga Daria Mishukova
 

Nếu sự nổi tiếng của những gương mặt Tây trong làng showbiz Việt có công thức: Điển trai xinh gái, dễ thương và… liều, thì một số người lại lừng danh với sự… chẳng phải trai thanh gái lịch, nhưng là một cây bút “ngoại” viết tiếng Việt thuộc loại hiếm có ở xứ ta. 

Chuyện với nhiều người là cũ, đó là Joe Ruelle – hay còn gọi là Dâu – người Canada.  

Văn viết bằng tiếng Việt của chàng Joe tinh quái, láu lỉnh, đặc biệt là những “chiêu” tung hứng ngôn từ khéo léo, rất tự nhiên nhưng đầy bất ngờ khiến người đọc luôn phải mỉm cười. Khả năng sử dụng rành rẽ tiếng lóng hay ngôn ngữ “a còng” của giới trẻ của Joe cũng khiến nhiều người phải “mắt tròn mắt dẹt”. 

Nhưng Dâu không phải là hiện tượng “hiếm có khó tìm” nữa. Tháng 7/2013, nhà Đông phương học người Nga Daria Mishukova đã cho ra mắt cuốn sách Đất nước con rồng cháu tiên, được coi là sự kiện của làng văn Việt. Được biết Daria Mishukova vốn học tiếng Việt, sau đó chị làm kinh doanh du lịch và sống ở Việt Nam trong nhiều năm. Chị thuộc thế hệ nhà nghiên cứu Việt Nam trẻ tuổi và có cái nhìn năng động hơn thế hệ trước trong nghiên cứu. Mishukova đã có hàng chục bài về Việt Nam. Cuốn sách của Mishukova giống như một giọt nước nho nhỏ góp vào lòng yêu mến của người Nga với đất nước mà Mishukova đã dành nhiều năm để yêu và để sống.

Tạo được sự nghiệp với vốn tiếng Việt không chỉ để làm diễn viên, ca sĩ, viết văn, mà sự hòa đồng ngôn ngữ còn tạo cơ hội để không ít người nước ngoài thành công trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đầu bếp, mở công ty… Nếu chỉ đơn giản thấy rằng họ nói tiếng Việt hay hay, ngộ ngộ, thấy ông Tây cao ngoằng mà bắn một tràng tiếng Nghệ An thì mắt chữ A mồm chữ O… thì đúng là vẫn chưa cặn kẽ lý giải được thành công của họ. 

Thông điệp được đưa ra là người Việt muốn ra xứ người phải có sự chuẩn bị và tự tin về ngôn ngữ, như Dâu, như Kyo York và bao người nước ngoài khác sang Việt Nam. Cứ ngẫm mà xem, biết được ngôn ngữ của nước sở tại, họ sẽ không bị lấn lướt, không bị đánh lừa giác quan rồi nhắm mắt ký bừa hợp đồng hàng tỷ đô la. Hay như đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, yêu một cô gái Việt, có thể tự tin nói lời yêu và hiểu được chính xác ý tứ của bạn đời, chẳng bao giờ rơi vào tình trạng người ta bỏ đi, mà vì lý do gì mà chính mình cũng không biết!

Nếu ở quê hương, chưa chắc những “ông Tây bà đầm” đang nổi như cồn ở đất nước hình chữ S mọc mũi sủi tăm. Nhưng ở Việt Nam, vốn tiếng Việt như chiếc đũa thần mang đến cho người sử dụng những món quà đặc biệt như sự nổi tiếng, cơ hội làm ăn…

Gia Hân

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.