Khi NutiFood "đứng trên vai người khổng lồ"

GD&TĐ - Bắt tay với "ông lớn" Walmart để đưa sản phẩm sữa đậu nành lên kệ 450 chi nhánh của một trong các chuỗi siêu thị lớn nhất Trung Quốc là bước đi mới của NutiFood trên con đường xuất khẩu nói chung và chinh phục khách hàng ở đất nước tỉ dân nói riêng.

Thành công với lối đi riêng

Thị trường Trung Quốc luôn tỏa ra sức hấp dẫn với bất kỳ nhà sản xuất trên thế giới, đơn giản vì số lượng hơn một tỉ người tiêu dùng tại đây. Nhiều công ty đã nỗ lực tìm cách xây dựng các chuỗi cung ứng bên trong Trung Quốc và thiết lập các cơ chế để tiếp cận thị trường dồi dào này. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc xuất khẩu sang Trung Quốc lại càng được chú trọng không chỉ bởi sức tiêu thụ lớn mà còn do khoảng cách địa lý gần, việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi, giúp giảm thiểu chi phí.

Thế nên, khi quyết định dấn thân vào xuất khẩu, NutiFood đã xác định Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm. Tuy nhiên làm thế nào để có mặt ở đó một cách nhanh nhất, với độ phủ sóng sản phẩm tối đa nhất có thể là câu hỏi không dễ trả lời đối với ban lãnh đạo NutiFood.

Không như đa số doanh nghiệp Việt đi theo tuyến xuất khẩu tiểu ngạch hay mày mò tìm kiếm nhà nhập khẩu chính ngạch để rồi từ đó có giấy phép xuất khẩu của nước sở tại, công ty này đã mạnh dạn đi theo lối riêng của mình, mở cánh cửa cho riêng mình và đã thành công.

Lối riêng đó là hợp tác chính thức với tập đoàn Walmart – chuỗi siêu thị tên tuổi quốc tế. Hiện nay tại Trung Quốc có hai chuỗi siêu thị nước ngoài cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần áp đảo là Walmart và Auchan. Auchan vốn là những kênh phân phối hàng đầu của châu Âu và đương nhiên họ ưu tiên cho các sản phẩm nhập khẩu từ “lục địa già”. Các sản phẩm sữa động vật (sữa bò, sữa dê…) và sữa thực vật (sữa đậu nành, sữa các loại hạt…) của châu Âu luôn có mặt trên các kệ hàng trong hệ thống siêu thị của Carrefour, Auchan tại Trung Quốc.

Vì thế, chiến lược chọn mặt gửi vàng với Walmart, “đại siêu thị” đến từ Mỹ là bước đi khôn ngoan của NutiFood, giúp đi tắt đón đầu để rút ngắn quãng đường đưa sản phẩm sữa đậu nành ra thị trường Trung Quốc. Sản phẩm được phân phối bởi Walmart là giấy chứng nhận tin cậy cho chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, cho mẫu mã bao bì bắt mắt mà người tiêu dùng “phê duyệt”.

Hơn nữa khi hợp tác với Walmart, NutiFood cùng lúc giải quyết được hai khâu: xuất hàng và đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng. Lợi thế này hơn hẳn xuất khẩu sản phẩm cho doanh nghiệp nội địa Trung Quốc, sau đó lại phải tìm kênh phân phối để tiêu thụ hàng.

Chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”

Để “chơi” được với “người khổng lồ” tầm cỡ thế giới như Walmart, NutiFood đã từng bước tự nâng cấp bản thân. Đó là một hành trình nhọc nhằn, kiên trì cho đổi mới, sáng tạo và giờ đây NutiFood có quyền tự hào – sự tự hào chính đáng vì đã vượt qua 250 tiêu chuẩn khắt khe mà Walmart đưa ra. Những tiêu chuẩn của Walmart không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào, mà cả đòi hỏi về an ninh vận chuyển, chính sách đối với người lao động, tránh nhiệm xã hội đối với cộng đồng….

Hãy thử tưởng tượng NutiFood đã vượt qua những thử thách về tiêu chuẩn của Walmart ra sao? Các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài có mặt ở Trung Quốc không bỏ qua sức tiêu thụ hùng hậu của đội ngũ người tiêu dùng tại đây đối với sản phẩm sữa đậu nành và để chiếm lĩnh thị phần, họ sẵn sàng cạnh tranh về giá cả, về chất lượng, về mẫu mã bao bì và điều không thể không nhắc đến là chi phí cho marketing. Song Walmart đã chọn sản phẩm sữa đậu nành của NutiFood để đưa lên kệ. “Chúng tôi đã đầu tư nâng cấp nhà máy theo công nghệ hiện đại. Đó là công nghệ trích ly hai lần giúp giữ trọn hàm lượng dinh dưỡng trong từng hạt đậu” – bác sĩ Trần Thị Lệ, Tổng giám đốc NutiFood “bật mí”. Theo bác sĩ Lệ, riêng nguyên liệu, NutiFood đã tuyển chọn những hạt đậu nành được trồng, thu hoạch đúng chuẩn trên cao nguyên Đắk Lắk, vùng đất có thổ nhưỡng và khí hậu hợp với chất lượng yêu cầu.

Không chỉ có mặt tại Trung Quốc, sữa đậu nành của NutiFood còn được phân phối ở các siêu thị tại Mỹ. Ngoài ra, công ty này cũng xuất khẩu sản phẩm sữa Pedia Plus vào “xứ sở cờ hoa” trước đó. NutiFood cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với BASF và Dupont, tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới tại Mỹ, nhằm ứng dụng dưỡng chất HMO vào sản phẩm dinh dưỡng trẻ em. Dĩ nhiên, để có được thành công hôm nay, doanh nghiệp này đã phải trải qua vô vàn gian nan thời gian đầu. Hiện tại, con đường xuất khẩu của NutiFood đang trải nghiệm những thành quả mà công ty phải dày công vun đắp trong nhiều năm mới có được.

Có thể nói, trong thời Covid-19, khi cả thế giới đang lao đao vì dịch bệnh thì việc NutiFood mở mới thị trường xuất khẩu vào Trung Quốc như là một điển hình đầy khích lệ đối với cộng đồng doanh nghiệp trong nước. “Lửa thử vàng gian nan thử sức”, NutiFood đã đi đúng đường cần đi trong điều kiện chông gai hơn trước, khai phá và minh chứng cho sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài. Chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” Walmart của NutiFood cho thấy công ty đã tính toán rất hợp lý cách để ra mắt người tiêu dùng ở đất nước đông dân nhất hành tinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.