Khi nhà trường đồng hành cùng sinh viên

GD&TĐ - Giải quyết việc làm cho học sinh, SV sau khi tốt nghiệp không chỉ góp phần thu hút đầu vào mà còn khẳng định “thương hiệu” của nhà trường với xã hội. Xác định tầm quan trọng này, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhiều giải pháp để giúp SV có cơ hội tìm được việc làm sau tốt nghiệp.

Khi nhà trường đồng hành cùng sinh viên

Tạo “cầu nối” việc làm cho SV

Nguyễn Hữu Quân, SV năm cuối ngành Thú y, Trường ĐH Cần Thơ, cho biết: “Tham gia Ngày hội việc làm do trường tổ chức, em thấy rất bổ ích vì có cơ hội tìm việc làm phù hợp, tiếp xúc và biết rõ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện”. Còn em Phạm Thị Mai Nhi, SV năm 2, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Cần Thơ cho biết thêm: “2 năm nữa mới tốt nghiệp nhưng em chủ động tham gia ngày hội để tìm cơ hội việc làm. Ngoài yếu tố chuyên môn, các đơn vị tuyển dụng cần nhân viên tận tâm, yêu nghề, chịu khó trong công việc”.

Ngày hội việc làm đợt 1 năm 2017 do Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT), Phòng Công tác SV, Trường ĐH Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Cần Thơ tổ chức vừa qua, thu hút 2.000 SV các trường đại học ở ĐBSCL đến dự. Tại đây, nhiều SV cho rằng, ngày hội rất bổ ích, thiết thực, vì khi tiếp xúc với doanh nghiệp, SV biết được các yêu cầu đơn vị sử dụng lao động cần. Từ đó tạo động lực học tập, trau dồi kiến thức chuyên ngành và ngoại ngữ.

Theo cô Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó trưởng Phòng Công tác SV, Trường ĐH Cần Thơ: Tham gia ngày hội lần này có 37 gian hàng của công ty, doanh nghiệp (trong đó có 10 gian hàng của đơn vị hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin). Các đơn vị cần tuyển dụng 2.000 vị trí ở nhiều lĩnh vực khác nhau và 51 đơn vị tuyển dụng nhiều nhân sự thông qua ủy thác cho Trường ĐH Cần Thơ. Chị Phương Thảo, cho biết: “SV được nghe quảng bá về hoạt động và giao lưu với các doanh nghiệp, nhất là thêm cơ hội tìm việc. Các doanh nghiệp trực tiếp phỏng vấn, tuyển dụng người lao động; tư vấn, hướng dẫn ứng viên chuẩn bị hồ sơ việc làm, giúp ứng viên hiểu rõ hơn văn hóa công sở, kỹ năng nghề nghiệp...”.

Để nâng cao hiệu quả tìm việc

Khoa CNTT&TT, Trường ĐH Cần Thơ là 1 trong 7 khoa CNTT&TT trọng điểm của Việt Nam. Hằng năm, khoa có khoảng 400 SV đại học tốt nghiệp. Qua thống kê, năm 2016, khoảng 80% SV có việc làm sau khi tốt nghiệp 6 tháng. Để có được kết quả này, thời gian qua, Khoa CNTT&TT luôn chú trọng hợp tác với các đối tác công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT&TT. Từ năm 2013 đến nay, khoa tổ chức thường niên 2 sự kiện: Khám phá tri thức Công nghệ thông tin (tháng 12) và Ngày hội việc làm Công nghệ thông tin (tháng 4).

PGS.TS Trần Cao Đệ - Trưởng khoa CNTT&TT - chia sẻ: Trường ĐH Cần Thơ có vai trò nòng cốt trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho ĐBSCL và khu vực phía Nam. Khoa đang nỗ lực xây dựng chất lượng đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm thực hành; kiểm định chương trình chất lượng, phát triển các chương trình chất lượng cao (giảng dạy bằng tiếng Anh)... Thông qua ngày hội, khoa muốn thông tin đến các đối tác về các hoạt động đào tạo, đảm bảo chất lượng. Từ đó xây dựng bền chặt, hiệu quả hơn nữa mối quan hệ giữa trường và doanh nghiệp. Đồng thời, giúp khoa CNTT&TT, Trường ĐH Cần Thơ ghi nhận ý kiến đánh giá của các đơn vị sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung các kiến thức cần thiết trong chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Để có cơ hội làm việc, ngoài chuyên môn, nhà tuyển dụng cần ứng viên thật sự đam mê nghề nghiệp, định hướng tương lai rõ ràng. Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Cần Thơ: Để giúp SV tăng cơ hội tìm việc, các trường cần phối hợp chặt chẽ với trung tâm và đơn vị sử dụng lao động để nắm rõ và đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Trung tâm đã khảo sát nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp ở TP Cần Thơ, các trường có thể tham khảo để định hướng đào tạo sát hợp.

Hiện nay, Trường ĐH Cần Thơ đang đào tạo 55.000 SV các hệ (trong đó có 33.000 SV chính quy); với hơn 2.000 cán bộ, giảng viên; đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học. Theo PGS.TS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ: Khoa CNTT&TT luôn đi đầu trong tổ chức hoạt động Ngày hội việc làm và đã nhân rộng đến nhiều khoa khác. Qua đó, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp - nhà tuyển dụng và SV, tăng cơ hội việc làm cho SV. Trường xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; đầu tư nguồn lực và phối hợp với đơn vị ngoài trường tổ chức nhiều hoạt động như: Đưa SV năm cuối đến doanh nghiệp thực hành, tham gia Ngày hội việc làm, giao lưu doanh nghiệp...

PGS.TS Hà Thanh Toàn cho biết: “Giải quyết tốt việc làm cho SV sau tốt nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường. Chúng tôi rất cần doanh nghiệp hỗ trợ tiếp nhận SV thực hành, thực tập. Đồng thời, SV cũng cần nỗ lực học tập, rèn luyện và tích cực tham gia các hoạt động do trường và doanh nghiệp tổ chức để nâng cao hiệu quả tìm việc”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.