Khi người Nhật phải dùng chung… khẩu trang!

Khi người Nhật phải dùng chung… khẩu trang!

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang phải đối mặt với sự chỉ trích của người dân nước này sau khi ông tuyên bố chính phủ sẽ phân phối 2 khẩu trang tái sử dụng cho mỗi hộ dân, trong bối cảnh lo ngại về thiếu hụt trang thiết bị y tế đang ngày một tăng trước tình trạng bùng nổ dịch Covid-19.

Ông Abe cho biết, chính phủ sẽ ưu tiên phân phối khẩu trang vải cho khoảng 50 triệu hộ gia đình ở những khu vực bị nhiễm Coronavirus. Việc phân phối sẽ bắt đầu vào cuối tháng này và mỗi hộ gia đình có địa chỉ bưu chính đã đăng ký sẽ nhận được khẩu trang thông qua bưu điện. Đây là một phần của gói kinh tế chống Covid-19 rộng hơn mà Nhật Bản đang triển khai.

Tuy nhiên, đề xuất phân phối hai khẩu trang cho mỗi hộ gia đình của ông Abe đã vấp phải sự phẫn nộ và nhạo báng của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng, hành động này chưa đủ nhanh và mạnh mẽ để kiềm chế sự lây lan của virus, nhất là việc phân phối khẩu trang phải đến cuối tháng mới hoàn thành. Thậm chí, chính sách này của ông Abe còn được một số người đặt tên là “Chính sách Abenomask”, cùng các meme châm biếm với hình ảnh, cả gia đình chung nhau một chiếc khẩu trang.

Sự tức giận xuất hiện khi ông Abe từ chối tuyên bố tình trạng khẩn cấp và còn cho rằng, việc tuyên bố tình trạng như vậy không phải là sắp xảy ra. Tuyên bố về tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép các thống đốc tỉnh gửi một thông điệp mạnh mẽ hơn khi kêu gọi người dân ở nhà, nhưng các biện pháp sẽ không ràng buộc về mặt pháp lý.

Tuần trước, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike đã kêu gọi cư dân trong thành phố (khoảng 13,5 triệu người) làm việc từ xa nếu có thể và tránh các quán bar, nhà hàng và các cuộc tụ họp công cộng cho đến ngày 12/4. Hiện tại, Tokyo đã đóng cửa các trường học và cơ sở công cộng như vườn thú và bảo tàng cho đến ngày 6/5.

Số người nhiễm virus Corona chủng mới ở Nhật đã tăng trong nhiều tuần nay. Nhật Bản mới chỉ xét nghiệm được hơn 30.000 người trong tổng số 127 triệu người dân, so với 394.000 xét nghiệm được thực hiện ở nước láng giềng Hàn Quốc, nơi có dân số chỉ hơn 51 triệu người.

Dường như, tỷ lệ lây nhiễm thấp đã khiến nhiều người chủ quan. Nhiều người vẫn tới nơi công cộng, thậm chí không đeo khẩu trang bảo hộ, để ngắm hoa anh đào theo truyền thống mùa xuân ở Nhật. Tình trạng này do thiếu hụt khẩu trang cũng như ảnh hưởng từ nhiều lời khuyên mâu thuẫn của các nguồn phương Tây.

Khi nguồn khẩu trang N95 ngày càng hiếm hoi và các trường hợp nhiễm virus tăng cao, các cơ sở chăm sóc sức khỏe đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Một hội đồng chính phủ cảnh báo rằng cho đến nay, dù Nhật Bản vẫn chưa thấy sự gia tăng bùng nổ của căn bệnh này nhưng vẫn “cần phải có biện pháp đối phó quyết liệt nhất có thể”.

Tác động kinh tế cũng là một mối quan tâm. Đầu tuần này, đảng cầm quyền Nhật Bản đã cam kết bảo đảm gói kích thích trị giá 60 nghìn tỷ yên (556 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cũng như sự trì hoãn Olympic Nhật Bản 2020.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ