Theo nghiên cứu lớn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu châu u và xuất bản vào 25/7/2013 trên tạp chí Annals of Oncology, cho thấy rằng có một thành viên gần gũi trong gia đình mắc ung thư sẽ làm gia tăng nguy cơ của những thành viên khác trong gia đình:
- Tăng 1,5 lần nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ có người thân từng mắc ung thư đại trực tràng.
- Tăng 3,3 lần nguy cơ ung thư miệng và họng ở những người có người thân cấp độ 1 (bố mẹ, con cái) từng bị ung thư thanh quản.
- Tăng 4 lần nguy cơ ung thư thực quản ở những người có người thân cấp độ 1 bị ung thư miệng hoặc vòm họng.
- Tăng 2,3 lần nguy cơ ung thư buồng trứng ở những người có người thân cấp độ 1 từng bị ung thư vú.
- Tăng 3,4 lần nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nếu có người thân cấp độ 1 mắc ung thư bàng quang.
Ung thư không di truyền trong gia đình, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn nếu trong gia đình có một hay nhiều người mắc ung thư. |
Những yếu tố gây ung thư có thể di truyền:
Lỗi gen di truyền: Theo cancerresearchuk.org, nếu có nhiều hơn 1 người thân trong gia đình bị chẩn đoán ung thư, đặc biệt ở độ tuổi dưới 50 thì nhiều khả năng ung thư gây ra do gen bị lỗi di truyền, và có thể di truyền trong gia đình. Nguy cơ mắc ung thư mạnh mẽ hơn nếu gia đình có nhiều người bị chẩn đoán cùng 1 loại ung thư, đặc biệt là dưới 50 tuổi.
Có nhiều hơn 2 người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư có khả năng là do gen lỗi di truyền. |
Bạn có nguy cơ mắc ung thư cao nếu:
- Nhiều hơn 2 người thân ở cùng 1 bên gia đình (nội hoặc ngoại) bị ung thư.
- Người thân trong gia đình bị cùng 1 loại ung thư, hoặc ung thư khác nhau nhưng gây ra do cùng 1 gen lỗi (ví dụ như gen BRCA1 và BRCA2 có thể gây ra ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng).
- Bệnh ung thư phát triển khi các thành viên còn trẻ, dưới 50 tuổi.
- Một trong những người thân của bạn đã xét nghiệm gen và phát hiện gen lỗi di truyền.
Một số điều kiện bệnh di truyền trong gia đình
Một số điều kiện bệnh làm tăng nguy cơ mắc ung thư, ví dụ như nhiễm virus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ ung thư gan và có thể lây nhiễm, hoặc di truyền trong gia đình nếu các thành viên không biết cách bảo vệ.
Hoặc một số hội chứng có tính di truyền trong gia đình cũng làm tăng nguy cơ ung thư như hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình (FAP), hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp (HNPCC - còn được gọi là hội chứng Lynch) làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. HNPCC không chỉ tăng nguy cơ ung thư đại tràng, mà còn tăng nguy cơ phát triển tử cung, dạ dày, đường mật và ung thư đường tiết niệu.
Ngoài ra, những gia đình có tiền sử mạnh về bệnh viêm đường ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Làm gì nếu gia đình có người mắc ung thư?
Những người có người thân gần gũi đã bị chẩn đoán ung thư nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tầm soát ung thư sớm hơn. |
Nếu trong gia đình bạn có người từng bị ung thư, tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử gia đình và đánh giá nguy cơ phát triển ung thư của bạn.
Nếu có nguy cơ cao, bạn bạn có thể cần xét nghiệm gen di truyền. Nếu phát hiện có gen đột biến, các bác sĩ thường khuyên nên theo dõi thường xuyên hơn với các xét nghiệm sàng lọc ung thư để phòng và phát hiện bệnh sớm, tăng cơ hội điều trị thành công.
Theo các bác sĩ, ngay cả những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh vẫn có nguy cơ mắc ung thư. Do vậy, những người trên 40 tuổi vẫn nên tầm soát ung thư định kỳ, 6 tháng - 1 năm/ 1 lần.