Khi lên 6 tuổi, mẹ nhận ra sự khác biệt của đứa trẻ ngủ và không ngủ trưa thì đã quá muộn

Một số nhà khoa học ở Hoa Kỳ đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này và bất ngờ về kết quả. 

Khi lên 6 tuổi, mẹ nhận ra sự khác biệt của đứa trẻ ngủ và không ngủ trưa thì đã quá muộn

Trẻ được và không được ngủ trưa khác nhau như thế nào?

Bất cứ ai trong chúng ta nếu không được ngủ nghỉ đúng lúc thì rất dễ bị kiệt sức, kể cả trẻ nhỏ. Khi bạn không được ngủ vào buổi trưa, chắc chắn bạn sẽ thấy mình uể oải, mệt mỏi vào buổi chiều.

Ngủ trưa là cách để chúng ta nạp năng lượng vào buổi chiều. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại không cho con cái của họ ngủ trưa vì cho rằng con sẽ ngủ ít hơn vào ban đêm. 

Cũng không ít phụ huynh lại cho rằng, trẻ được ngủ trưa sẽ phát triển nhanh hơn. Một số nhà khoa học ở Hoa Kỳ đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này và bất ngờ về kết quả. 

Sự khác biệt giữa một đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa là gì? Bạn sẽ biết sau 6 tuổi.

Theo khảo sát trên 600 đứa trẻ (từ 3 đến 6 tuổi), họ cho các em xem một tấm bìa có chứa nhiều hình ảnh các con động vật, sau đó yêu cầu các bé chỉ ra vị trí của từng con.

Đối với những trẻ được ngủ trưa đầy đủ thì độ chính xác vẫn còn khoảng 70%, nhưng với những trẻ thiếu ngủ trưa, độ chính xác đã giảm đi chỉ còn 30%.

Sau đó, các nhà khoa học đã quét não của những đứa trẻ được ngủ trưa và không ngủ trưa, kết quả cho biết tình trạng trí nhớ của những trẻ được ngủ trưa mạnh hơn trẻ không ngủ trưa. 

Mặc dù việc ghi nhớ không như hiểu biết nhưng nó có thể nuôi dưỡng khả năng cho trẻ và cung cấp một số lợi ích về trí nhớ cho trẻ nếu được ngủ trưa. 

Sự khác biệt giữa một đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa là gì? Bạn sẽ biết sau 6 tuổi.

Vậy làm thế nào để chúng ta phát triển thói quen ngủ trưa cho trẻ?

- Giả vờ buồn ngủ trước mặt con vào buổi trưa: Hoặc giả vờ ngáp, sau đó nằm lên giường, gối đầu siêu thoải mái trước mặt trẻ. Điều này sẽ kích thích khiến trẻ muốn ngủ trưa, trẻ sẽ tò mò rằng liệu có thoải mái khi ngủ trưa không? Sau đó bé sẽ tự mình thử và thành thói quen. 

- Đánh thức trẻ dậy vào đúng thời điểm theo độ tuổi thích hợp. 

Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có thời gian ngủ trưa khác nhau. Ví dụ, những đứa trẻ mới sinh được vài tháng sẽ ngủ rất nhiều, và cần được ngủ, chúng ta không nên đánh thức chúng để không ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. 

Chỉ nên cho trẻ từ 1 tuổi trở nên hình thành ý thức, thói quen ngủ trưa.

Cụ thể, từ 1 đến 2 tuổi: Cho trẻ ngủ trưa thoải mái, dậy bất kỳ lúc nào.

Trẻ từ 2 đến 3 tuổi: Nên cho trẻ ngủ trưa trong khoảng 2 giờ.

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: Nên cho trẻ ngủ trưa trong khoảng 1,5 giờ.

Sau 6 tuổi: Điều chỉnh giờ ngủ trưa xuống còn 30 phút.

Theo emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.