Khi các thám tử mạng ra tay

Khi các thám tử mạng ra tay

Chiếc máy tính bị đánh cắp

Tính nguy hại của sự mất mát không phải là giá trị về mặt tiền tệ của thứ đó - ngay cả khi các thiết bị ngày nay khá đắt tiền - mà là thông tin cá nhân của bạn chứa đựng trong đó và thường không có cách nào để phục hồi lại những gì đã mất. Đó có lẽ là những gì đã diễn ra trong suy nghĩ của Sean Power, khi chiếc Macbook Pro của anh bị đánh cắp cùng với điện thoại và một số tài liệu.

Tuy nhiên, đó không phải là điều tồi tệ vì anh đã cài một phần mềm trên máy tính xách tay, nó có khả năng báo với chủ nhân về vị trí của nó mỗi khi máy tính này hoạt động trực tuyến. Khi chiếc máy tính biến mất, Sean Power đã nộp đơn lên cảnh sát nhờ tìm kiếm, nhưng vô vọng; Mặt khác Sean đã làm điều duy nhất mà anh có thể nghĩ đến nhờ sự trợ giúp từ 12.000 người theo dõi Twitter của anh. Trước sự ngạc nhiên của Sean, một trong những người theo dõi Twitter của anh đã tìm được chiếc máy tính xách tay nói trên, cùng với tất cả các tài liệu khác trong túi.

Thám tử mạng phá án hiếp dâm

Tháng 4/2013, những chi tiết về cái chết của cô gái 17 tuổi Rehtaeh Parsons đã làm rúng động mạng Internet. Người mẹ của Parsons kể lại rằng cô con gái của bà đã phải vật lộn với chứng trầm cảm sau khi cô bị bốn trẻ vị thành niên hãm hiếp, trở thành mục tiêu bắt nạt dữ dội và cuộc điều tra về vụ tấn công của cô đã bị cơ quan pháp luật xử lý sai. Nhiều chi tiết rắc rối mới đang nổi lên về vụ án, cũng như nhiều chỉ trích mạnh mẽ việc cộng đồng đã làm ngơ trước cảnh ngộ của Parsons.

Nhưng một bức ảnh về vụ tấn công

 

Parsons đã lan truyền như đám cháy dữ dội, trong đó có hình ảnh một trong những kẻ tấn công giơ một ngón tay cái với nụ cười khoái trá. Trường học mà Parsons theo học tại thời điểm cô bị tấn công tình dục bị cáo buộc rằng đã không điều tra vụ việc mặc dù đã biết, ngay cả sau khi bức ảnh được hầu hết các học sinh tại trường nhìn thấy. Điều đó khiến các học sinh đã tự mình giải quyết vụ việc.

Có nhiều nguồn tin khác nhau cung cấp về lý do khiến cô tự sát, mặc dù nhiều người tin rằng việc những bức ảnh của cô bị phát tán trên mạng và những mối đe doạ trực tuyến là những yếu tố chính dẫn đến cái chết của cô gái trẻ. Trong khi không ít những tội ác tương tự đã xảy ra trước đây. Sự tham gia của truyền thông xã hội và hiện tượng quấy rối trực tuyến là tương đối mới vào thời điểm đó đã khiến người ta xem xét vụ án này dưới một góc nhìn độc đáo.

Thoạt đầu, cảnh sát đã khép lại vụ án, vì họ tìm thấy rất ít hoặc gần như không có bằng chứng nào kết nối vụ hãm hiếp tập thể với vụ tự tử (mặc dù có bằng chứng hình ảnh theo nghĩa đen của nó). Dưới áp lực của cư dân mạng, đặc biệt là từ các tin tặc liên kết với các hacker Anonymous, họ đã phải mở lại vụ án. Rõ ràng, không phải bất kỳ hacker nào cũng đều xấu xa, vì trong trường hợp này, nếu không có các tin tặc, chắc chắn vụ án đã rơi vào lãng quên. 

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ