Khép cánh cửa nhập cư – Các trường ĐH Australia lo lắng

GD&TĐ - Ngày 18/4, Thủ tướng Australia, Turnbull, cho biết sẽ loại bỏ visa 457 (visa cho phép các doanh nghiệp đưa lao động ngoại quốc có tay nghề cao vào Australia để lấp đầy sự thiếu hụt lao động) – và thay thế bằng một visa khác thắt chặt nhập khẩu lao động. Thông tin này khiến sinh viên nước ngoài lẫn các trường ĐH Australia lo lắng…

Khép cánh cửa nhập cư – Các trường ĐH Australia lo lắng

Trấn an

Ngành xuất khẩu giáo dục của Australia có doanh số khoảng 21 tỉ USD và tạo ra 130.000 việc làm.

Ngay sau khi thông tin trên được đưa ra, du học sinh tiềm năng tại Ấn Độ và Trung Quốc đã lên mạng xã hội bày tỏ lo ngại những thay đổi của hệ thống thị thực. Điều này khiến các hiệu trưởng trường đại học tại Australia tìm kiếm ngay sự bảo đảm của chính phủ rằng sinh viên nước ngoài và thị thực của họ sẽ không bị ảnh hưởng.

Belinda Robinson, Giám đốc điều hành Hiệp hội Đại học Australia, khẳng định sẽ không có tác động nào tới thị thực du học sinh quốc tế - điều này sẽ được công bố rộng rãi trên mạng xã hội tại những thị trường cung cấp du học sinh lớn trên thế giới. “Thị trường du học sinh quốc tế rất nhạy cảm và những sự thay đổi chính sách nhỏ luôn gây ra sự lo ngại – đó là lí do chúng ta cần phải giải thích trấn an ngay lập tức” – bà Robinson nói.

Trường Đại học Công nghệ Sydney đã lên mạng Weibo (mạng xã hội tại Trung Quốc – giống như Facebook) bảo đảm rằng những thay đổi mới về visa 457 sẽ không ảnh hưởng đến sinh viên.

Bà Robinson cho biết cũng đã nhận được sự bảo đảm từ chính phủ rằng không có dự định thay đổi trong chính sách nhập cư những nhà nghiên cứu và học giả giỏi nhất đến Australia đóng góp cho quốc gia này. “Chúng tôi đã nhận được cam kết từ chính phủ sẽ hợp tác với chúng tôi để bảo đảm điều này” – bà Robinson nhấn mạnh.

Lo lắng có căn cứ

Tuy nhiên theo Karen Cochrane, Hội đồng Sinh viên quốc tế Australia, thì sinh viên nghề học các khoá 2 năm sẽ bị tác động bởi chính sách mới. “Sinh viên nghề thường sử dụng visa 457 để ở lại Australia sau khi tốt nghệp” – bà Cochrane cho biết – “Có sự phản ứng rất lớn đối với những thay đổi visa 457 tại cả Ấn Độ và Trung Quốc và có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền khiến du học sinh nói chung của 2 quốc gia đông dân nhất thế giới này chuyển sang du học tại các quốc gia khác”.

Theo Thời báo Ấn Độ, việc huỷ bỏ visa 457, loại thị thực đang được 95.000 người sử dụng tại Australia, sẽ ảnh hưởng lớn đến công dân Ấn Độ đang sống tại Australia.

Các trường đại học Australia thì lo ngại bỏ visa 457 và áp dụng danh mục nghề có kĩ năng mới được cấp thị thực sẽ dẫn tới khó tuyển dụng các học giả và nhà nghiên cứu tại một số lĩnh vực chuyên ngành mà các trường đại học cần bổ sung và tăng cường. Bộ trưởng Di trú Australia, Peter Dutton cho biết hơn 200 trong số 650 hạng mục ngành nghề ưu tiên thu hút lao động nước ngoài sẽ bị loại bỏ.

Một lo ngại khác là quy định hồ sơ xin việc phải có điều kiện 2 năm kinh nghiệm làm việc sẽ khiến những người tốt nghiệp tiến sĩ không đủ điều kiện tuyển dụng, cũng như giới hạn độ tuổi 45 có thể khiến việc tuyển dụng nghiên cứu viên cao cấp gặp khó khăn.

Năm 2016, hầu hết những người đến Australia theo diện thị thực 457 nằm trong các lĩnh vực nghề như đầu bếp, phát triển phần mềm, lập trình viên và nhân viên y tế. Theo thống kê từ chính phủ Australia, tổng số người được cấp thị thực 457 lên tới hơn 95.000, trong đó người Ấn Độ đứng đầu (24,6%), Anh đứng thứ hai (19,5%) và tiếp theo là Trung Quốc (5,8%).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.