Khánh thành nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc tại Sơn La

GD&TĐ - Ngày 9/2, Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc trị giá gần 160 tỷ đồng được khánh thành tại bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Các đại biểu ấn nút khánh thành nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc.
Các đại biểu ấn nút khánh thành nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc.

Dự án xây dựng Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc do Công ty Cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc đầu tư được khởi công từ tháng 2/2022, với công suất 90.000 tấn/năm, bao gồm: Dây chuyền sản xuất phân bón vô cơ công suất 45.000 tấn/năm; phân bón hữu cơ công suất 45.000 tấn/năm.

Quy mô diện tích của dự án đạt 81.068 m2, gồm các hạng mục chính và phụ trợ như: Nhà xưởng sản xuất phân bón vô cơ, nhà xưởng sản xuất phân bón hữu cơ và nhà kho thành phẩm, xưởng sản xuất phân bón vô cơ/ hữu cơ/ sinh học. Cùng với đó là nhà văn phòng, trạm cân 120 tấn, bãi tập kết, bãi ủ nguyên liệu phân hữu cơ và các hạng mục phụ trợ như: Hồ điều hòa, bể chứa nước; trạm bơm; khu vực chứa chất thải nguy hại; nhà cơ khí và kho; khuôn viên cây xanh… Tổng vốn đăng ký đầu tư xây dự án là gần 160 tỷ đồng.

Toàn cảnh nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc.

Toàn cảnh nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc.

Ông Nguyễn Như Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc cho biết: “Sau khi nhà máy đi vào hoạt động, hàng năm chúng tôi sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 45.000 tấn phân bón hữu cơ, góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ – Organic. Nhóm sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh chúng tôi sản xuất sử dụng công nghệ Bioway của Mỹ. Đây là hệ thống lên men cao nhiệt nhanh nhất và duy nhất trên thế giới tại thời điểm hiện nay ”.

Ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La (người đầu tiên bên trái) và các đại biểu tới dự lễ khánh thành.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La (người đầu tiên bên trái) và các đại biểu tới dự lễ khánh thành.

“Song song với sản xuất phân hữu cơ, chúng tôi cũng sản xuất khoảng 45.000 tấn phân bón vô cơ, tạo điều kiện cho người nông dân có thêm lựa chọn sử dụng phân bón đảm bảo chất lượng trong tình hình thị trường phân bón biến động như hiện nay”, ông Hùng nói.

Với dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công suất 45.000 tấn/năm, mỗi năm nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc sẽ tiêu thụ từ 70.000 - 80.000 tấn rác thải, phụ phế phẩm của các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản như: Vỏ cà phê, bã sẵn, bùn bã mía đường và các phụ phẩm khác trong quá trình chăn nuôi, góp phần mang lại cả 2 lợi ích kinh tế và môi trường.

Ông Nguyễn Như Hùng phát biểu.

Ông Nguyễn Như Hùng phát biểu.

Theo dự kiến, Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho 126 người lao động. Trong đó, 92% là lao động tại địa phương thuộc thị trấn Hát Lót và các xã Mường Bon, Hát Lót, Nà Bó… thuộc huyện Mai Sơn.

Hiện nay, Công ty đã ký kết hợp đồng nguyên tắc với 12 đại lý cấp 1 phân phối sản phẩm phân bón Sông Lam Tây Bắc trên địa bàn tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Điện Biên.

Ông Hoàng Quốc Khánh phát biểu tại buổi lễ.

Ông Hoàng Quốc Khánh phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đề nghị: Công ty phân bón Sông Lam Tây Bắc sau khi đi vào hoạt động cần chuyên tâm tạo giá trị cộng đồng. Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng, nghiên cứu, cải tiến, sản xuất phân bón, hướng dẫn sử dụng phân bón trên từng loại đất, cho từng cây trồng để người nông dân hiểu rõ hơn. Công ty phải tập trung nguồn lực vận hành, đảm bảo công tác sản xuất các sản phẩm đạt hiệu quả, an toàn, ổn định, tối ưu công suất.

Ông Khánh cũng yêu cầu, Công ty nghiên cứu đa dạng hoá nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Tăng tính linh hoạt, chủ động và bền vững trong sản xuất kinh doanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

Cách sử dụng Phân bón hữu cơỨng dụng của băng tải xích