“Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử”

GD&TĐ - Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2019 do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức với chủ đề “Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử” diễn ra từ 14 - 20/2.  

Quần thể khu văn hóa tâm linhTây Yên Tử
Quần thể khu văn hóa tâm linhTây Yên Tử

Sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tiềm năng du lịch và không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử đến du khách. Hoạt động này cũng mở ra cơ hội thu hút các nguồn lực, kết nối văn hóa - du lịch vùng Yên Tử của ba tỉnh Quảng Ninh - Hải Dương - Bắc Giang.

Trong thời gian diễn ra Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang 2019 sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc được tổ chức trên địa bàn huyện Sơn Động, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và TP Bắc Giang.

Các hoạt động bao gồm: Lễ rước tượng Phật từ chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) lên chùa Thượng Tây Yên Tử (huyện Sơn Động); Khai mạc Triển lãm trưng bày giới thiệu không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm, Tây Yên Tử. Cũng thời điểm này sẽ diễn ra Lễ khánh thành chùa Thượng và bước đầu đưa vào sử dụng khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử.

Phần hội trong Tuần Văn hóa - Du lịch có nhiều chương trình: Hội trại văn hóa du lịch, trao giải và phát động cuộc thi ảnh “Bắc Giang quê hương tôi”, thi ảnh đẹp “7 ngày khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử”, trưng bày, giới thiệu Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương…

Ngoài ra còn có hội thảo phát triển sản phẩm du lịch Tây Yên Tử; xây dựng tour du lịch gắn với vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn, Hội hát Soonghao, phiên chợ vùng cao Tân Sơn, Lục Ngạn, Liên hoan hát Chầu văn tỉnh Bắc Giang lần thứ III; Giải việt dã leo núi chinh phục đỉnh Non Vua…

Lễ khai hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang năm 2019 diễn ra sáng ngày 16/2 tại Khu du lịch tâm linh sinh tháiTây Yên Tử (xã Tuấn Mậu - huyện Sơn Động).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo dục 'mới' tại Indonesia hướng tới 4 trụ cột.

Lộ trình giáo dục mới của Indonesia

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Indonesia, ngành Giáo dục cần cải thiện 4 trụ cột để đạt được mục tiêu 'Indonesia Vàng 2045'.

Minh họa/INT

Bản cam kết ở Làng Nủ

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Xuân Khang được biết đến là người thầy đầu tiên đã nhận nuôi toàn bộ số cháu nhỏ còn sống sót sau trận lũ quét ở Làng Nủ hôm 10/9/2024.