Năm 1900, khi các thợ lặn Hy Lạp thám hiểm một con tàu La Mã mang tên Antikythera, bị đắm ở vùng biển Địa Trung Hải vào khoảng năm 80-60TCN, họ đã tìm thấy một vật thể bằng đồng có cấu tạo rất phức tạp. Vật này sau đó được gọi là cỗ máy Antikythera, theo tên gọi con tàu.
Thêm 50 năm nữa trôi qua. Đến năm 2005, sử dụng công nghệ và phần mềm phức tạp, người ta cuối cùng cũng khám phá ra rằng Antikythera là một thiết bị thiên văn học , được sử dụng để xác định thời gian và định hướng đi trên biển căn cứ vào bản đồ của các vì sao trên bầu trời.
Các phân tích cho thấy cỗ máy có cơ chế phức tạp với 40 bánh răng bằng đồng, có chức năng của một bộ lịch 365 ngày, còn được khéo léo gài thêm cả năm nhuận cứ sau 4 năm. Cỗ máy cũng có thể được sử dụng để tính toán sự chuyển động của mặt Trời, mặt Trăng và 5 hành tinh trong Thái Dương hệ và xác định được cả chu kỳ xảy ra của hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
Bên cạnh đó, Antikythera cũng là một thiết bị chiêm tinh . Bằng cách cài đặt một ngày cụ thể, ví dụ như ngày sinh của một người, người ta có thể thấy các vì sao và hành tinh chiếu mệnh của người đó. Sử dụng nó như một thước đo thời gian, người ta có thể kể về tương lai của một người bằng cách nhìn vào vị trí sắp hàng của các hành tinh trong các thập kỷ sắp tới.
Độ phức tạp của Antikythera được đánh giá là tương đương với những chiếc đồng hồ cơ học được làm ra 2 thiên niên kỷ sau đó.
Trên thực tế một số hãng đồng hổ đã phục chế lại Antikythera theo những tính toán riêng của mình và khẳng định rằng nó là một cỗ máy hoàn hảo.
Antikythera cũng được xem là chiếc máy vi tính cổ nhất thế giới - xuất hiện trước sản phẩm của Bill Gates khoảng 2.000 năm.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra khả năng cỗ máy này có thể là thiết kế của thiên tài khoa học thời cổ đại Archimedes.
Tuy nhiên, độ phức tạp khó tin khiến nhiều người không tin rằng đây có có thể là một sản phẩm được làm ra với trình độ kỹ thuật thời cổ đại.
Phải chăng cỗ máy Antikythera là một món quà do người ngoài hành tinh ban tặng cho người Hi Lạp và La Mã cổ đại?