Khaisilk thừa nhận hàng Trung Quốc, không trốn tránh trách nhiệm

GD&TĐ - Sau lùm xùm bị khách hàng tố bán khăn Trung Quốc nhưng lại mang thương hiệu Khaisilk, ông chủ thương hiệu Khaisilk - doanh nhân Hoàng Khải chính thức thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, và cho biết không trốn tránh trách nhiệm.

Khách hàng tố khăn lụa có 2 nhãn mác khác nhau là made in China và thương hiệu Khaisilk. Ảnh: internet.
Khách hàng tố khăn lụa có 2 nhãn mác khác nhau là made in China và thương hiệu Khaisilk. Ảnh: internet.

Liên quan đến việc khách hàng tố Khaisilk bán khăn có dán hai mác là Trung Quốc và thương hiệu Khaisilk, doanh nhân Hoàng Khải (ông chủ thương hiệu Khaisilk) cho biết, hiện sản phẩm khăn lụa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 50% sản phẩm khăn lụa đang kinh doanh tại các cửa hàng hệ thống Khaisilk.

Khi mở rộng ra nhiều lĩnh vực đã không bao quát được tất cả, gần như không để ý đến kinh doanh lụa nữa, và sai lầm tôi phải chịu, tôi không trốn tránh trách nhiệm mà đang đối diện với những sai lầm của mình.

Theo ông chủ của Khaisilk, sự cố này là do việc không tách bạch sản phẩm đặt hàng từ Trung Quốc với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Đồng thời, doanh nhân Hoàng Khải bày tỏ mong muốn khách hàng đem khăn đến để được trả lại tiền và “cúi đầu xin lỗi khách hàng vì định vị không rõ ràng về sản phẩm”.

Trước đó, ngày 23/10, trên trang Facebook cá nhân có tên Đặng Như Quỳnh đã phản ánh sự việc mua phải khăn lụa Khaisilk có gắn mác “Made in China”.

Theo đó, ngày 17/10, Công ty V. (công ty gia đình nhà anh Quỳnh) đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng/chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là 38.640.000 đồng.

Sau khi nhận hàng, công ty V. phát hiện có 1 chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Việt Nam”, vừa có mác “Made in China”.

Ngay sau đó trên các trang mạng xã hội đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và được cư dân mạng chia sẻ rộng rãi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.