Khai phá tiềm năng sáng tạo cho học sinh nữ qua Cuộc thi ‘STEAM For Girls’

GD&TĐ - Ngày 30/9, tại TPHCM, Cuộc thi “STEAM For Girls-STEAM xanh cho nữ sinh 2024” chính thức khai mạc.

GS. Lê Anh Vinh phát biểu tại lễ khai mạc.
GS. Lê Anh Vinh phát biểu tại lễ khai mạc.

Cuộc thi do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (cơ quan trực thuộc Bộ GD&ĐT) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Hệ thống Giáo dục Victoria School tổ chức.

Việc giáo dục STEAM cho nữ sinh nhằm mục tiêu cung cấp kiến thức, kĩ năng cần thiết trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học với phương thức tiếp cận tích hợp nghệ thuật. Qua đó các em học sinh nữ hình thành sự tự tin mình có thể thành công trong những lĩnh vực thường do nam giới chiếm ưu thế.

Cuộc thi “STEAM For Girls - STEAM xanh cho nữ sinh 2024” thu hút gần 200 thí sinh là học sinh nữ tham gia vòng sơ khảo, đến nay có 69 em được lựa chọn ở vòng chung kết. Các em có độ tuổi từ 13 đến 15, đến từ 18 tỉnh, thành trên cả nước, cùng đại diện từ các quốc gia Lào, Thái Lan, Malaysia.

STEAM-cho-hoc-sinh-nu.JPG
STEAM For Girls 2024 sẽ được tổ chức tại Victoria School-Nam Sài Gòn và diễn ra đến ngày 4/10/2024.

GS. Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, cuộc thi tạo ra một sân chơi sáng tạo về STEAM và cũng là cơ hội để các em học hỏi, trải nghiệm, giao lưu các bạn đồng trang lứa đến từ nhiều vùng miền trong nước và quốc tế.

Ban tổ chức luôn mong muốn tạo những hoạt động, diễn đàn, cuộc thi về nghiên cứu khoa học, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, trang bị các kiến thức và kỹ năng dành cho các em học sinh nữ, STEAM For Girls là một trong số đó. Các em học sinh sẽ có cơ hội phát huy tối đa khả năng của mình mà không bị giới hạn bởi những định kiến về giới, trong lĩnh vực STEAM. Lĩnh vực mà có thể trước đây phần lớn chỉ có học sinh nam theo đuổi.

GS. Lê Anh Vinh nhấn mạnh: “Các em học sinh đừng để bất kỳ ai nói với mình không làm được một điều gì, nên làm điều gì, phải làm điều gì. Bản thân các em phải là những người chọn mình làm điều gì và hãy cố gắng để trở thành phiên bản tốt nhất và đạt được ước mơ của mình”.

STEAM-cho-hoc-sinh-nu-3.JPG
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Tại vòng chung kết, các thí sinh sẽ làm việc theo nhóm để nghiên cứu, tìm hiểu, thực hiện các dự án liên quan đến các chủ đề về kỹ năng STEAM, kỹ năng xanh, năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành một vấn đề cấp bách trên thế giới và tại Việt Nam, việc trang bị cho thế hệ trẻ những hiểu biết về năng lượng sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu và các kỹ năng xanh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Thông qua làm việc nhóm, theo dự án các em cần vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng cùng với phát huy khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách hệ thống. Cuộc thi cũng góp phần giúp học sinh nữ có những khát khao trở thành những người lãnh đạo tương lai trong xây dựng đất nước phát triển bền vững.

“STEAM For Girls-STEAM xanh cho nữ sinh 2024” sẽ diễn ra với nhiều hoạt động học tập và trải nghiệm thực tế hấp dẫn như: Tham quan Học viện Hàng không Vietjet, tòa nhà Đổi mới sáng tạo Galaxy Innovation Hub để tìm hiểu về ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong ngành hàng không và các hoạt động nghiên cứu sáng tạo; Tham quan cơ sở vật chất, không gian xanh của Victoria School, trải nghiệm học tập thực tế. Thí sinh cũng sẽ được khám phá “City tour” để hiểu thêm về sự năng động, sáng tạo của TPHCM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.