Khai mạc Diễn đàn Sinh viên châu Á

GD&TĐ - Sáng nay (26/8), Diễn đàn Sinh viên châu Á - Global Parnership of Asian Colleges (GPAC 2014) chính thức khai mạc tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Các giảng viên, sinh viên của các nước tham gia GPAC 2014 chụp ảnh lưu niệm
Các giảng viên, sinh viên của các nước tham gia GPAC 2014 chụp ảnh lưu niệm
Khai mạc Diễn đàn Sinh viên châu Á ảnh 1Khai mạc Diễn đàn Sinh viên châu Á ảnh 2
Sau lần đăng cai tổ chức thành công vào năm 2010 và với 3 lần tham gia sự kiện này, năm nay được sự tin tưởng của các thành viên trong diễn đàn; Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp tục đăng cai tổ chức GPAC với chủ đề “Phát triển bền vững tại châu Á – Tăng trưởng kinh tế và quản lý môi trường”.

Ngay sau lễ khai mạc, Diễn đàn đã tập trung thảo luận vào 6 chủ đề chính bao gồm: Tài chính quốc tế, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế phát triển, Kinh tế học vi mô và Kinh tế môi trường.

Diễn đàn năm nay thu hút 30 công trình nghiên cứu của sinh viên đến từ 8 trường đại học châu Á bao gồm: Đại học Quốc gia Seoul (Hà Quốc); Đại học Keio, Đại học Thương Mại Chiba, Đại học Meio (Nhật Bản); Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan); Học viện Nghiên cứu Quản lý (Israel), Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Waseda Nhật Bản (tham dự với tư cách là quan sát viên).

Ngoài ra, Diễn đàn còn có sự tham gia của hơn 120 giảng viên, sinh viên nước ngoài cùng 80 giảng viên và sinh viên Việt Nam.

TS Nguyễn Trúc Lê: Với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc tham gia GPAC sẽ nhận được rất nhiều các ý tưởng sáng tạo của các sinh viên. Các em không chỉ đưa ra những ý tưởng có tính đột phá về lĩnh vực kinh tế, học thuật mà còn cả về tinh thần đoàn kết để cùng nhau phát triên bền vững.

Theo TS Nguyễn Trúc Lê – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia), GPAC 2014 sẽ mang lại cơ hội cho các sinh viên thảo luận những vấn đề về kinh tế châu Á và thế giới; thêm hiểu biết về những vấn đề chung mang tính toàn cầu.

Đây cũng là dịp để giảng viên các trường gặp gỡ, trao đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, GPAC còn là cơ hội để sinh viên nâng cao kỹ năng như: Làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức… được tìm hiểu lịch sử, văn hoá, giao lưu học hỏi cùng bạn bè quốc tế thông qua hoạt động ngoại khoá như: Chương trình tham quan danh lam thắng cảnh của Việt Nam; thưởng thức ấm thực Việt Nam và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của nước chủ nhà.

GPAC – Diễn đàn sinh viên châu Á là một diễn đàn quốc tế lớn được tổ chức hằng năm với sự tham gia của sinh viên các trường đại học trong khu vực châu Á. GPAC được khởi xướng năm 1991 bởi GS Min Sang Kee – Nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) và GS Haruo Shimada – Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Chiba (Nhật Bản).

Các trường đại học thành viên tham dự GPAC hằng năm gồm có: Trường Đại học Thương mại Chiba, Đại học Keio, Đại học Meio (Nhật Bản), Trường Đại học Quôc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan - Trung Quốc), Trường Đại học Peking (Trung Quốc) và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.