Khắc phục viêm loét quanh miệng ngay tại nhà

GD&TĐ - Bạn đã từng trải qua những vết phồng giộp đỏ xung quanh môi gây đau đớn? Nếu đúng, có thể bạn đang bị chứng giộp môi do cảm lạnh. Giộp môi thường được coi như một kiểu sốt vi sinh, gây ra bởi virus herpes simplex (HSV). Đó là một bệnh nhiễm trùng có thể gây ra mụn giộp quanh môi của bạn hoặc có thể nhiều hơn thế.

Khắc phục viêm loét quanh miệng ngay tại nhà

Mụn giộp xuất hiện như một dạng viêm loét quanh môi, và thường kéo dài 7 đến 10 ngày, trong thời gian đó nó có thể lây nhiễm. Mặc dù tình trạng nhiễm trùng khi cảm lạnh thường không nghiêm trọng, nhưng vẫn là một vấn đề lớn đối với những người có hệ miễn dịch yếu do rối loạn. Ngay cả sau khi vết viêm loét lành, virus herpes vẫn còn, và có thể gây bộc phát trong tương lai ở cùng một khu vực của miệng hoặc mặt.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng hai phần ba số người lớn từ 50 tuổi trở lên bị viêm loét quanh môi do cảm lạnh. Các vết loét đi kèm theo sốt, đau họng, nhức mỏi, và đau đầu. Chúng cũng có thể được kích hoạt bởi những tác nhân như căng thẳng, dao động hoóc môn, phẫu thuật, sốt, bệnh tật, hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hiện tại không có cách chữa khỏi hẳn được bệnh này. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm thời gian, cường độ, và tần suất của các đợt bùng phát bằng cách áp dụng các biện pháp ngay tại nhà. Hãy cùng tham khảo dưới đây.

1. Đá

Đá có thể giúp làm giảm sưng, đỏ và đau do mụn giộp. Nó sẽ làm dịu khu vực trong vòng vài phút.

• Bọc vài viên đá trong một chiếc khăn sạch.

• Đặt nó vào khu vực bị loét khoảng 10 đến 15 phút.

• Lặp lại phương pháp này sau khoảng 3 đến 4 tiếng.

2. Tỏi

Tỏi có chứa các enzym hoạt động như các chất kháng khuẩn, kháng vi trùng và nấm, giúp điều trị vết mụn giộp. Ngoài ra, nó cũng là một dạng chống viêm và giảm sưng tự nhiên.

• Thái một nửa củ tỏi và bôi vào vùng bị loét.

• Để yên trong 10 phút.

• Lặp lại phương pháp này ba đến năm lần một ngày.

• Bạn có thể cảm thấy hơi nóng rát khi dùng tỏi sống trên vết loét.

3. Rễ cây cam thảo

Cam thảo là một loại thảo mộc có thể ngăn ngừa và điều trị vết mụn giộp do cảm lạnh. Nó có một chất hoạt tính gọi là glycyrrhizin có tính chống viêm và kháng lại virut.

• Trộn 1 muỗng canh bột rễ cam thảo cùng 1/2 muỗng cà phê nước.

• Thoa hỗn hợp này vào chỗ bị loét bằng cách sử dụng bông tăm hoặc ngón tay của bạn.

• Để một vài giờ và thực hiện phương pháp này nhiều lần trong ngày.

• Nếu bạn dễ bị lở loét do cảm lạnh, hãy ăn cam thảo thường xuyên để giảm nhẹ khả năng bùng phát.

4. Tía tô đất

Tía tô đất giúp tăng tốc quá trình phục hồi, làm dịu da, và ngăn ngừa sự lây lan đến các khu vực khác. Loại cây này có chứa tannin và các hợp chất polyphenolic góp phần làm tăng khả năng kháng virut của nó.

• Lấy 2 muỗng cà phê lá cây tía tô đất sấy khô hoà trong một cốc nước nóng trong 10 phút.

• Lọc sạch và uống phần nước.

• Dùng bốn chén nước thảo dược mỗi ngày.

5. Sữa lạnh

Sữa lạnh có chứa globulin miễn dịch giúp ngăn chặn vi rút gây mụn giộp. Thêm vào đó, nó cũng có tác dụng chống lại các loại vi rút.

• Sữa lạnh giúp xoa dịu cảm giác ngứa rát và khó chịu trong vùng bị viêm loét.

• Ngâm một ít bông bằng sữa lạnh, áp nó vào khu vực bị mụn giộp và giữ trong khoảng 10 phút.

• Làm điều này hai lần trong một ngày.

6. Dầu cây chè

Dầu cây chè có chứa các tính chất kháng vi rút, có thể giúp điều trị các vết loét và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

• Pha loãng một lượng nhỏ dầu cây trà vào nửa cốc nước.

• Nhúng một quả ít bông vào hỗn hợp và bôi lên vết loét ba lần trong một ngày.

• Hoặc, bạn có thể kết hợp dầu cây chè với một lượng dầu ô liu hay dầu bạch đàn.

• Sử dụng hỗn hợp hai đến ba lần trong một ngày.

7. Ăn thức ăn tăng cường miễn dịch

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, khi bị viêm loét do cảm lạnh có thể rất nghiêm trọng. Vì vậy, ăn các loại thức ăn tăng cường hệ miễn dịch là rất hữu ích. Các loại thực phẩm có probiotic như sữa chua, sữa và dấm táo, giúp tăng cường khả năng miễn dịch một cách tự nhiên. Rau cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất có thể giúp bạn chống lại việc bị nhiễm trùng.

8. Tăng lượng Kẽm

Kẽm là một chất khoáng thiết yếu cần thiết để duy trì sức khoẻ cho cơ thể, kháng viêm và tăng cường miễn dịch. Kẽm thường có trong các dạng khác nhau, bao gồm siro, và viên nang. Những dạng bổ sung này có thể chứa kẽm dưới dạng kẽm gluconat, kẽm sulfat hoặc kẽm acetate. Ngoài ra, bạn có thể ăn thức ăn giàu kẽm như trứng, óc chó, hạnh nhân, hạt điều và các loại trái cây khô khác. Sầu riêng, hạt dưa hấu, hạt bí đỏ, vv, cũng rất giàu kẽm.

9. Vitamin E

Vitamin E giúp làm dịu da và có thể giảm đau rát do viêm loét. Nó có tính chất chống oxy hoá có thể phục hồi da bị hư hại và kháng viêm.

• Vitamin E có thể được uống dưới dạng viên.

• Hoặc, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin E như hạnh nhân, rau bina, khoai lang, bơ, hạt hướng dương và dầu ôliu.

10. Vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường số lượng bạch cầu, giúp bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn. Dùng một viên vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch của bạn và thúc đẩy sức đề kháng của da giúp lành vết loét. Bạn cũng có thể ăn thức ăn giàu vitamin C như cam, ớt đỏ, ớt xanh, cải xoăn, bắp cải Brussels, bông cải xanh, dâ u tây, bưởi và kiwi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ