Xây dựng chính sách cho nhà giáo trường ngoài công lập ít nhất ngang bằng trường công

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2025.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo kế hoạch này, 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đặt ra, gồm: hoàn thiện thể chế; cải thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập; tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục; thông tin, truyền thông công tác xã hội hóa giáo dục.

Cụ thể, về hoàn thiện thể chế, sẽ nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xác định và cơ chế, chính sách áp dụng đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận;

Đẩy mạnh cơ chế đặt hàng của nhà nước đối với các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ của các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên;

Xây dựng, ban hành chính sách áp dụng cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.

Về cải thiện môi trường đầu tư: Rà soát các điều kiện đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo hướng cắt giảm những điều kiện không thực sự cần thiết hoặc không còn phù hợp, tăng cường độ linh hoạt trong việc áp dụng các điều kiện đầu tư để thích ứng với các phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học mới (dạy trực tuyến, đào tạo từ xa, e-leaming,...);

Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý quy trình thủ tục cho nhà đầu tư, tin học hóa công tác thống kê, dự báo, quản lý và báo cáo trong giáo dục;

Về đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập: Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho các cơ sở giáo dục trong việc huy động các nguồn lực và đề xuất, phê duyệt các dự án đầu tư; xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong giáo dục.

Về tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục: Tiếp tục rà soát, bổ sung, ban hành các quy định về bảo đảm và kiểm định ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục;

Tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục; phát hiện các bất cập, khó khăn, vướng mắc để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ, xử lý…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.