Vụ giáo viên mầm non tát học sinh tím mặt: Kỹ năng mềm cần được bổ sung vào chương trình đào tạo

GD&TĐ - Mới đây, câu chuyện bé trai ở Trường Mầm non Ecokids (toà R4, khu đô thị Goldmark City, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cô giáo tát do con và bạn giằng nhau một cái chăn đang khiến phụ huynh bức xúc. 

Bé B.A bị cô giáo tát bầm mặt và tụ máu môi
Bé B.A bị cô giáo tát bầm mặt và tụ máu môi

Sự việc cũng cho thấy, những bất cập trong tuyển chọn, đào tạo ngành sư phạm mẫu giáo và trang bị phẩm chất đạo đức cho giáo viên.

Hiện tượng xã hội

Thời gian qua, đã xảy ra một số vụ bạo hành trẻ mầm non. Sau mỗi sự việc, cũng có nhiều chuyên gia phân tích, mổ xẻ nguyên nhân, đi tìm giải pháp nhưng rồi tình trạng bạo hành vẫn không chấm dứt. Vậy nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này là gì? Có thể xử lý dứt điểm được không? Cần điều kiện gì trong việc tuyển chọn giáo viên (GV) mầm non?

Chia sẻ về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, nguyên giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội cho rằng, GV đánh học sinh không đơn giản chỉ là lỗi về nhân cách hay tính cách của GV mà đây là một hiện tượng xã hội. Nhiều người ngoài đời thường cũng hiền lành hoặc cũng bình thường nhưng tại sao khi làm giáo viên họ lại ra tay với học sinh?

Ngày 19/6, bà Vương Hoài Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Song ngữ Ecokids (tòa R4, khu đô thị Goldmark City, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, trường buộc thôi việc cô giáo Nguyễn Thị T. vì hành vi đánh cháu B.A (3 tuổi) bầm dập, tụ máu môi. Gia đình B.A quyết định không cho con tiếp tục theo học lại trường, bởi sự việc xảy ra trái với những cam kết của nhà trường khi đăng ký nhập học. 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương phân tích, nguyên nhân do “bầu không khí” bao bọc ở xung quanh, ở phương thức quản lý hành chính giáo dục; và tất nhiên là ở cả những gì GV được học, được đào tạo để làm nghề. Dường như hai môn Triết học và Tâm lý học nhất là “Tâm lý học lâm sàng trường học” đang được dạy trong các trường đại học đặc biệt là các trường sư phạm lạc hậu, cũ kĩ và nhàm chán.

Giáo viên là người chuyên nghiệp khi làm việc với trẻ cần phải có kĩ năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn một người phụ nữ thông thường. Một bà mẹ cáu con có thể đánh con đã không được xã hội hiện đại đánh giá là hay là nên, thì người GV dùng vũ lực với học sinh là điều không thể chấp nhận cả ở phương diện đạo đức và pháp luật.

Cần ý thức sâu sắc về giá trị của nghề

Ngày nay phương tiện thông tin nghe nhìn phát triển, giáo viên bạo hành trẻ bị lên án khá nhiều. Cứ mỗi khi có vụ bạo lực học đường xảy ra thì cả xã hội đều đồng thanh lên án, mọi người đều không chấp nhận và đồng hành với cái xấu. Thế nhưng vì sao một số ít cô giáo vẫn có hành xử như vậy?

“Cá nhân rất dễ bị cuốn theo, hòa tan và nhấn chìm trong tập thể. Khi cá nhân GV không giác ngộ và ý thức sâu sắc về phẩm giá của mình, giá trị của nghề mình họ dễ phạm sai lầm, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương phân tích.

Theo Th.s Đào Thị Mộng Ngọc, giảng viên Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, trong bối cảnh hiện nay, kỹ năng mềm cũng cần được bổ sung vào chương trình đào tạo GV, trên hết là kỹ năng kiềm chế cảm xúc. Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm chính là “bề nổi”, tạo nên phong cách của mỗi GV cũng như văn hóa của mỗi trường.

Thực tế, ở cấp học mầm non, các cô giáo chịu rất nhiều áp lực khi phải chăm sóc cho 20 - 30 trẻ. Chính những áp lực nặng nề đó cộng với chế độ lương bổng, đãi ngộ không tương xứng đã gây ra những căng thẳng thần kinh cho họ. Hiểu điều đó, nhiều phụ huynh tâm niệm, gửi các trường có học phí cao thì được chăm sóc cẩn thận và không bị đánh.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, lý luận này nhìn vào thực tế có vẻ như có logic nhưng thực ra rất phi logic. Những ngôi trường mà “thu học phí cao đa số rơi vào trường tư, trường quốc tế có nghĩa là ở phương diện hành chính giáo dục họ được dễ thở hơn và vì thế áp lực dồn lên vai giáo viên. Vì vậy, không phụ thuộc vào việc học phí cao hay thấp, trường công hay trường tư ở nơi nào mà hiệu trưởng, giáo viên nhận thức được các vấn đề của giáo dục, thì GV sẽ trở thành người thầy cô tốt? 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.